Tiểu Luận Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu



    Trong lịch sử, một số nước đã tiến hành công nghiệp hóa bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, mở đầu là nước Anh bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Thực chất của công nghiệp hóa trong thời đó là chuyển nền kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế công nghiệp với kỹ thuật máy móc. Ngày nay trên thế giới đang diễn ra cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ, nó làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển mới về chất, thúc đẩy quá trình cấu trúc lại nền kinh tế thế giới, làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội Vì thế, trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các nước có nền kinh tế chậm phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường duy nhất giúp các nước chậm phát triển thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước chung quanh.
    Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là một nền đại công nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí hóa và một phần tự động hóa (khi có điều kiện) trong các ngành của nền kinh tế quốc dân để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tốt nhất để phát triển lực lượng sản xuất vốn đã lạc hậu của nước ta để tạo một quan hệ sản xuất phù hợp cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta chú trọng phát triển các ngành của nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất nước. Do đó, việc nghiên cứu và nhận thức đúng đắn khái niệm công nghiệp hóa trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Khi đã nhận thức đúng đắn được khái niệm công nghiệp hóa sẽ giúp ta hiểu rõ những đường lối, chính sách của Đảng ta trong thời kỳ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.




    MỤC LỤC

    MỞ BÀI 1

    CHƯƠNG I: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 2
    III. TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2
    4. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2
    5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 4
    6. Tác dụng của công nghiệp hóa 5
    IV. NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
    NƯỚC TA 6
    Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 6
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa là quá trình hình thành cơ cấu kinh tế mới 8
    Thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa 9

    CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 10
    I. GIAI ĐOẠN TẠO TIỀN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA: TỪ NĂM 1986 ĐẾN
    NĂM 1995 10
    II. GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA: TỪ NĂM 1996
    ĐẾN NAY 12

    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA 16
    1. Phải có sự ổn định về chính trị – xã hội 16
    2. Tích lũy vốn là điều kiện có tầm quan trọng bậc nhất 16
    3. Xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề 17
    4. Điều tra cơ bản, nắm vững tài nguyên và tình hình kinh tế - xã hội 17
    5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ và sử dụng
    công nghệ mới 17
    6. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại 18

    KẾT LUẬN 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...