Thạc Sĩ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 619"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1. Sách tham khảo, chuyên khảo
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2. Đề tài khoa học, luận án tiến sĩ
    [/TD]
    [TD]15
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.3. Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành
    [/TD]
    [TD]18
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Những "khoảng trống" trong nghiên cứu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố
    [/TD]
    [TD]18
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Quan niệm và sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]31
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]36
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]47
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Kinh nghiệm của một số nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.1. Kinh nghiệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tri thức của Singapore
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của Hàn Quốc
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.3. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra để thành phố Đà Nẵng có thể tham khảo
    [/TD]
    [TD]65
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIÊP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng.
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Thuận lợi
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2. Khó khăn
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. Tình hình tổ chức tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]75
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Đánh giá thực trạng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]92
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.1. Những kết quả đạt được
    [/TD]
    [TD]92
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua và nguyên nhân
    [/TD]
    [TD]98
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Dự báo và phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.1. Dự báo tính hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]112
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.3. Phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]117
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]128
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.1. Tăng cường công tác dự báo, quản lý quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
    [/TD]
    [TD]128
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.2. Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực
    [/TD]
    [TD]133
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]150
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    [/TD]
    [TD]152
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    ADB : The Asian Development Bank
    Ngân hàng phát triển châu Á
    AFTA : Asean Free Trade Area
    Khu vực mậu dịch tự do Asean
    APEC : Asia and Pacific Economic Cooperation
    Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
    ASEAN : Association of South - East Asian Nations
    Hiệp hội các nước Đông Nam Á
    ASEM : The Asia-Europe Meeting
    Diễn đàn hợp tác Á - Âu
    CN : : Công nghệ
    CNH : Công nghiệp hóa
    CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    CNXH : Chủ nghĩa xã hội
    FDI : Foreign Direct Investment
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GAP : Good Agriculturial Practices
    Thực hành nuôi trồng tốt
    GDP : Gross Domestic product
    Tổng sản phẩm quốc nội
    GMP : Good Manufacturing Practices
    Thực hành tốt sản xuất thuốc
    h : Hệ số hao mòn hữu hình
    HĐH : Hiện đại hóa
    ICT : Information and Communication Techonology
    CN thông tin và truyền thông
    Ihđ : Tỷ trọng thiết bị hiện đại
    IMF : International Monetary Fund
    Quỹ tiền tệ quốc tế
    KCN : Khu công nghiệp
    KCX : Khu chế xuất
    Kđm : Hệ số đổi mới thiết bị
    KH : Khoa học
    KH&CN : Khoa học và CN
    KTTT : Kinh tế tri thức
    Nxb : Nhà xuất bản
    ODA : Official Development Assistance
    Hỗ trợ phát triển chính thức
    R&D : Research & Deployment
    Nghiên cứu và triển khai
    TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
    UBND : Ủy ban nhân dân
    WB : World Bank - Ngân hàng thế giới
    WHO : World Health Organization
    Tổ chức y tế thế giới
    WTO : World Trade Organization
    Tổ chức thương mại thế giới



    DANH MỤC BẢNG
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]

    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.1:
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.2:
    [/TD]
    [TD]Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 - 2012
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.3:
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu lao động theo ngành nghề từ năm 2001 đến nay
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.4:
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu lao động một số ngành từ năm 2001 đến nay
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.5:
    [/TD]
    [TD]Diện tích quy hoạch và lĩnh vực đầu tư tại các khu Công nghiệp của thành phố Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]93
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.6:
    [/TD]
    [TD]Trình độ CN của các ngành công nghiệp Đà Nẵng
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 4.1:

    [/TD]
    [TD]Dự báo GDP (giá 1994) và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2020
    [/TD]
    [TD]115
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 4.2:
    [/TD]
    [TD]Dự báo cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2020
    [/TD]
    [TD]116
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC HÌNH
    [TABLE="width: 595"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.1:
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu kinh tế ngành của Đà Nẵng năm 2001 - 2012
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.2:
    [/TD]
    [TD] Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay
    [/TD]
    [TD]94
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3.3:
    [/TD]
    [TD]Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng theo ngành (tính đến 10-2013)
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều phải trải qua trong quá trình phát triển để trở thành một nền kinh tế hiện đại. Xét về lịch sử, CNH được diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII. Đến nay, đã có nhiều quốc gia hoàn thành CNH và đang tiến mạnh vào nền kinh tế hiện đại với xu hướng nổi bật là phát triển nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia, trong đó có Việt Nam, chưa đạt tới nền công nghiệp phát triển mà vẫn còn trong tình trạng nền kinh tế đang phát triển.
    Đà Nẵng thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông. Sau ngày giải phóng (năm 1975) đến nay, Đà Nẵng cùng với cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra đối với Thành phố thời kỳ này là thực hiện CNH để chuyển các hoạt động kinh tế-xã hội từ trình độ lạc hậu lên tiên tiến, hiện đại.
    Trước đổi mới (năm 1986), CNH ở thành phố diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận chiều. Một mặt, thành phố phải cùng với cả nước đối phó với cuộc chiến tranh biên giới phía bắc và sự cấm vận của Mỹ. Mặt khác, do chủ quan duy ý trí trong nhận thức, tổ chức thực hiện, nên kết quả đạt được về CNH còn hạn chế. Trình độ kinh tế-xã hội ở Đà Nẵng vẫn chưa ra khỏi tình trạng lạc hậu và kém phát triển.
    Từ khi đổi mới đến nay, nhận thức về con đường phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, quan điểm, đường lối về CNH đã được nhận thức ở tầm cao hơn và sâu sắc hơn. Kể từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1994), thành phố Đà Nẵng cùng với cả nước bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ CNH gắn với HĐH. Tiếp đến, từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đến nay, để tranh thủ cơ hội được tạo bởi bối cảnh mới của thế giới, Đà Nẵng cùng với cả nước tiến hành công cuộc phát triển kinh tế-xã hội lấy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức làm nền tảng.
    Nhìn lại 13 năm thực hiện, nhờ tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, trình độ KH&CN của Thành phố đã có nhiều tiến bộ; năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế-xã hội được nâng lên. Tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân không ngừng được cải thiện, Đà Nẵng được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có và mục tiêu phát triển, những kết quả đạt được vừa qua của Thành phố còn rất khiêm tốn. Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và tăng cường vốn đầu tư. Trình độ KH&CN của nhiều cơ sở sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí sản xuất cao, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. Để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường, hội nhập sâu hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Đà Nẵng còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.
    Để góp phần vào giải pháp cho vấn đề này, là một cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học gắn trực tiếp với các hoạt động kinh tế - xã hội của Thành phố, tôi lựa chọn đề tài: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, xác định nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, luận án phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng để đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình này, phấn đấu đưa Đà Nẵng sớm trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT vận dụng trên địa bàn một tỉnh, thành phố.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước đến nay.
    - Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng dưới góc độ Kinh tế chính trị.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Phạm vi cả nước và thế giới để nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn. Địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định là phạm vi nghiên cứu thực trạng để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển.
    - Về thời gian: Tác giả giới hạn phạm vi phân tích, đánh giá thực trạng từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức (năm 2001) đến nay. Phần dự báo, đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT được tính từ nay đến năm 2020 và triển vọng đến giữa thế kỷ XXI, tức là đến thời điểm mà Đà Nẵng cùng với cả nước trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương đổi mới của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT nói riêng.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử và phương pháp so sánh để tiến hành nghiên cứu đề tài.
    - Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học như phương pháp cân bằng, phương pháp toán học, phương pháp chuyên gia. Đồng thời, luận án còn kế thừa, tiếp thu chọn lọc những thành tựu mới của các công trình khoa học đã công bố có liên quan.
    5. Đóng góp về khoa học của luận án
    - Hệ thống hóa lý luận về CNH, HĐH, từ góc độ của kinh tế chính trị học. Luận án đưa ra khái niệm và làm rõ nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C.Mác, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình nghiên cứu trước đó. Qua đó, chỉ ra sự cần thiết phải CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT; những nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
    - Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH của nước Đông Á, một số tỉnh ở Việt Nam, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng để phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân của quá trình này.
    - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
    - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan ban ngành có liên quan đến việc hoạch định chiến lược, chính sách CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng, danh mục hình và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...