Luận Văn công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

    Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhiều nước dù thắng hay bại đều đã trở thành nước kiệt quệ điều đó trở thành một trong những nguyên nhân cho bước khởi động của khoa học công nghệ hiện đại. Có thể chia cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại thành 2 giai đoạn:
    - Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến giữa những năm 70. Giai đoạn này sử dụng khoa học kĩ thuật để hiện đại hoá các công cụ sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng them các yếu tố sản xuất. Thực chất, đây là giai đoạn bắt đầu phát triển của lực lượng sản xuất cả vể con người và công cụ lao động.
    Bình quân tăng trưởng kinh tế hàng năm ở các nước kinh tế phát triển là 5,6%. Tốc độ tăng trưởng này giữ nguyên trong vòng 20 năm kể từ 1950- 1970.
    Giai đoạn hai bắt đầu từ những năm 70 trở đi và cho đến nay vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ. Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui mô lớn và toàn diện trên lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, đổi mới toàn bộ máy móc sản xuất trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học về công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc hàng loạt các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao.
    Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa thì đây là thời kì mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện ra đời của phương thức sản xuất của phương thức sản xuất mới.
    Quá trình diễn ra không đồng đều giữa các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế.
    Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kĩ thuật, lực lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa. Để có cơ sở kĩ thuật của nền sản xuất lớn không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối, hiện đại trên trình độ khoa học kĩ thuật phát triển cao. Mặt khác, công nghiệp hoá là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất dựa trên cơ sở những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa.
    Kết cấu đề tài:
    I. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
    II. Cơ sở thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
    III. Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta. Những khó khăn thuận lợi khi nước ta tiến hành CNH- HĐH
    IV. Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá


     
Đang tải...