Tiến Sĩ Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
    1.1. Những công trình khoa học đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
    1.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 26
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 29
    2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ 29
    2.2. Vai trò của phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp nói riêng 49
    2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp và bài học cho Việt Nam 64
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 78
    3.1. Những thuận lợi, khó khăn và nhân tố mới ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam 78
    3.2. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp xe máy, dệt may và điện tử ở Việt Nam 86
    3.3. Đánh giá chung về công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam 107
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 118
    4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam 118
    4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam 127
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 165
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hoá kinh tế mở rộng hiện nay, các nền kinh tế quốc gia, khu vực đang có xu hướng hợp nhất và trở thành một bộ phận, một hệ thống quan trọng trong mạng lưới hợp tác phân công lao động toàn cầu. Mọi quốc gia muốn phát triển phải gắn phân công lao động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Khi trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đạt đến mức độ cao, không một sản phẩm công nghiệp nào được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia; chúng được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty cắm nhánh tại các địa phương, quốc gia, châu lục khác nhau. Ngành công nghiệp hỗ trợ ra đời như một tất yếu xuất phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.
    Việt Nam, là một nước đang phát triển, đang trong tiến trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Thực tiễn ở một số nước trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh, sự phát triển đúng hướng của ngành công nghiệp hỗ trợ là tiền đề quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân; phát triển công nghiệp hỗ trợ trở là nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của các ngành công nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển góp phần làm tăng tỷ lệ nội địa hoá, giảm nhập khẩu, giảm giá thành sản phẩm, giảm sự phụ thuộc vào “bên ngoài”, đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. Công nghiệp hỗ trợ phát triển góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy cao độ các yếu tố nội lực, phát triển nguồn nhân lực, mối liên kết công nghiệp và sử dụng công nghệ cao, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, nó đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời trước nhu cầu phải thay đổi tính năng, kiểu dáng, mẫu mã, dây chuyền, công nghệ của nhà sản xuất công nghiệp do thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngoài ra, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hút đầu tư vào những lĩnh vực công nghiệp mà công nghiệp hỗ trợ đó đi trước một bước để “mở đường”. Chính vì vậy, công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, ngành công nghiệp nói riêng cũng như của cả nền kinh tế quốc dân nói chung đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
    Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay, hệ thống Luật pháp và chính sách chưa đủ mạnh để tạo điều kiện về môi trường pháp lý, định hướng và khuyến khích đầu tư, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện ngành công nghiệp hỗ trợ còn khá non trẻ, quy mô nhỏ, tính cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là vấn đề mới, phạm vi rộng và nội dung phức tạp liên quan đến các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp. Việt Nam, với nguồn lực hạn hẹp, quy mô các ngành kinh tế hạn chế, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ cao, lao động chất lượng, đây là khó khăn lớn. Để phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói riêng, quá trình hội nhập quốc tế nói chung, phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì lựa chọn phát triển công nghiệp hỗ trợ trở thành một vấn đề mang tính khách quan và thiết thực. Đây là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài: “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam” làm luận án tiến sỹ, chuyên ngành kinh tế chính trị.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1.Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CNHT, đặc biệt làm rõ vai trò và những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển CNHT; Luận án phân tích, đánh giá thực trạng CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển CNHT. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án chủ yếu tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Luận giải những vấn đề lý luận chung về CNHT. Đặc biệt làm rõ vai trò của CNHT.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNHT của một số quốc gia. Từ đó rút ra một số bài học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...