Chuyên Đề Công nghệ xử lý khí SO2

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề: Công nghệ xử lý khí SO2 - ThS. Đinh Hải Hà
    MỤC LỤC
    Trang
    1.1 Hấp thụ khí SO2 bằng nước 1
    1.2 Xử lý SO2 bằng đá vôi (CaCO3) hoặc vôi nung (CaO) 3
    1.3 Xử lý SO2 bằng amoniac 5
    1.3.1 Hệ thống xử lý SO2 bằng amoniac theo chu trình 5
    1.3.2 Xử lý SO2 bằng amoniac có chưng áp 7
    1.3.3 Xử lý SO2 bằng amoniac và vôi 8
    1.4 Xử lý SO2 bằng các chất hấp thụ hữu cơ 9
    1.5 Xử lý SO2 bằng các chất hấp phụ thể rắn 11
    1.5.1 Hấp phụ khí SO2 bằng than hoạt tính 11
    1.5.2 Xử lý khí SO2 bằng than hoạt tính có tưới nước-quá trình LURGI 12
    1.5.3 Xử lý SO2 bằng nhôm oxit kiềm hóa 14
    1.5.4 Xử lý SO2 bằng vôi và dolomit trộn vào than nghiền 14
    1.6 So sánh kinh tế - kỹ thuật của một số phương pháp xử lý SO2 16
    PHỤ LỤC 17
    Lọc không khí bằng lọc sinh học
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
    1




    Chuyên đề: Công nghệ xử lý khí SO2 - ThS. Đinh Hải Hà
    CÔ G GHỆ XỬ LÝ KHÍ SO2
    SO2 là loại chất ô nhiễm biến nhất trong sản xuất công nghiệp cũng như trong
    sinh hoạt của con người. Nguồn phát thải SO2 chủ yếu là từ các trung tâm nhiệt
    điện, các loại lò nung, lò hơi khi đốt nhiên liệu than, dầu khí đốt có chứa S hay
    các hợp chất chứa S.Ngoài ra một số công đoạn sản xuất trong công nghiệp hoá
    chất, luyện kim cũng thải vào khí quyển lượng khí SO2 đáng kể . Trên thế giới
    hàng năm tiêu thụ gần 2 tỷ tấn than đá các loại và gần 1 tỷ tấn dầu mỏ. Khi
    thành phần S trong nhiên liệu trung bình chiếm 1% thì lượng khí SO2 thải vào
    khí quyển là 60 triệu tấn/năm.
    ã
    Vấn đề ô nhiễm khí quyển bởi khí SO2 từ lâu đã trở thành mối hiểm hoạ của
    nhiều nước. Công nghệ xử lý SO2 trong công nghiệp đã đuợc phát tiển từ rất
    lâu. Ngoài tác dụng làm sạch khí quyển, bảo vệ môi trường, còn có ý nghĩa
    kinh tế là thu hồi SO2 là nguồn cung cấp nhiên liệu cho sản xuất H2SO4 và lưu
    huỳnh nguyên chất.
    1.1 Hấp thụ khí SO2 bằng nước
    Quá trình xử lý SO2 bằng nước diễn ra theo phản ứng sau:
    SO2 + H2O ↔ H+ + HSO3-
    Sơ đồ hệ thống hấp thụ khí SO2 bao gồm 2 giai đoạn sau:
     Hấp thụ khí SO2 bằng cách phun nước vào dòng khí hoặc cho khí SO2
    đi qua lớp vật liệu đệm có tưới nước.
     Giải thoát khí SO2 ra khỏi chất hấp thụ để thu hồi SO2 và nước sạch.
    Mức độ hòa tan của khí SO2 trong nước giảm khi nhiệt độ nước tăng cao và
    ngược lại để giải thoát khí SO2 ra khỏi nước thì nhiệt độ của nước phải cao. Ở
    1000C thì SO2 bốc ra hòan toàn và trong khí thoát ra có lẫn hơi nước. Bằng
    phương pháp ngưng tụ người ta thu hồi được khí SO2 với độ đậm đặc gần
    100% để sản xuất acid sunfuric.
    Để giải hấp thụ cần phải đun nóng một lượng nước rất lớn, đó là một khó khăn.
    Ngoài ra, để sử dụng lại nước cho quá trình hấp thụ phải làm nguội nước
    xuống gần 10oC, tức phải cần đến nguồn cấp lạnh. Đó cũng là vấn đề không
    đơn giản và tốn kém. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi:
    -Nồng độ SO2 trong khí thải tương đối cao
    - Có sẵn nguồn cấp nhiệt (hơi nước) với giá rẻ
    - Có sẵn nguồn nước lạnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...