Thạc Sĩ Công nghệ tuyển quặng oxit kẽm (dưới 10%) mỏ Chợ Điền phục vụ yêu cầu sản xuất bột kẽm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên Cứu Công Nghệ Tuyển Quặng Oxit Kẽm (Dưới 10%) Mỏ Chợ Điền Phục Vụ Yêu Cầu Sản Xuất Bột Kẽm


    Mục Lục
    Chương 1. Tổng quan

    1.1 Nguồn nguyên liệu quặng kẽm
    1.2 Tình hình nghiên cứu và công nghệ tuyển quặng kẽm chì trong và ngoài nước
    Chương 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

    2.1 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
    2.2 Mẫu nghiên cứu
    2.3 Nghiên cứu thành phần vật chất mẫu
    Chương 3. Nội dung nghiên cứu công nghệ

    3.1 Nghiên cứu chế độ tuyển
    3.2 Thí nghiệm sơ đồ
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Lời Mở Đầu



    Kết quả tìm kiếm và thăm dò quặng kẽm chì cho thấy trữ lượng kẽm chì ở nước ta không lớn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền Bắc như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái . Từ năm 2003 trở về trước, xuất khẩu nguyên liệu thô là chủ yếu, ngành công nghiệp khai thác, công nghệ chế biến còn khiêm tốn và nhiều hạn chế, khai thác quặng giầu, sau đó sơ tuyển để đạt được quặng thành phẩm. Những năm gần đây quặng kẽm giầu sau nhiều năm khai thác đã trở nên cạn kiệt, vì vậy chất lượng quặng kẽm bị nghèo hóa đi đáng kể không thể đáp ứng nguyên liệu sản xuất bột kẽm cả về hàm lượng cũng như về số lượng.
    Công ty TNHHNN một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên trong nhiều năm qua đã tiến hành khai thác và chế biến quặng kẽm khu vực mỏ kẽm chì Chợ Điền. Tuy nhiên, Công ty mới chỉ khai thác quặng ôxit kẽm có hàm lượng Zn ≥ 15 -18 %. Tính đến hết năm 2005 trữ lượng quặng trong bảng cân đối với hàm lượng từ 5%Zn ư 10% Zn chiếm khoảng 873.220 tấn, đây là nguồn tài nguyên lớn nếu áp dụng công nghệ để làm giầu hiệu quả sẽ góp phần làm tăng khả năng tận thu tài nguyên một cách tốt nhất.


    Ngoài ra, để giải quyết vấn đề biếu lò trong khi sản xuất bột kẽm, Công ty TNHHNN một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên đã có công văn số 1985 CV/KLM – KTM gửi Viện KH&CN Mỏ - Luyện kim. Đề nghị tiến hành nghiên cứu công nghệ tuyển nhằm nâng hàm lượng kẽm và giảm hàm lượng các tạp chất có hại như Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3, [/SUB]SiO[SUB]2[/SUB], cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột kẽm giảm hiện tượng biếu lò. Đây là một vấn đề cần quan tâm, giải quyết được vấn đề đó vừa tiết kiệm được tài nguyên vừa có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...