Đồ Án công nghệ Truyền dẫn SDH trên Viba số

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU​ ​ ​ Trong sự phát triển của xã hội, thông tin luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Điều đó khiến cho thông tin trên toàn thế giới nói chung và thông tin liên lạc Việt Nam nói riêng luôn luôn phát triển để phù hợp với nhu cầu của con người trong thời đại mới. Trong những năm của thập kỷ 80 và 90, khoa học công nghệ viễn thông thế giới đã có những phát triển kỳ diệu, trong đó có sự triển khai của công nghệ SDH ( Synchronous Digital Hierarchy - Phân cấp số đồng bộ ) đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực truyền dẫn. Với những ưu thế trong việc ghép kênh đơn giản, linh hoạt, giảm thiết bị trên mạng, băng tần truyền dẫn rộng, cung cấp giao diện tốc độ lớn hơn cho các dịch vụ trong tương lai, tương thích với các giao diện PDH hiện có, tạo ra khả năng quản lý mạng tập trung. Phân cấp số đồng SDH đã được tiêu chuẩn hoá về tốc độ : 155,52 Mbit/s , 4x155,52 Mbit/s, 16x155,52 Mbit/s, 64x155,52 Mbit/s, về cấu trúc khung, về mã đường v.v .
    Trong những năm gần đây SDH đã thâm nhập vào nước ta với tốc độ rất nhanh, mang đường trục Bắc-Nam đã có tốc độ 2,5 Gbit/s, mạng nội tỉnh và thành phố cũng ứng dụng ngày càng nhiều SDH có tốc độ 155,52 Mbit/s hoặc 622 Mbit/s với nhiều loại thiết bị truyền dẫn. Đặc biệt là truyền dẫn SDH trên các hệ thống vi ba băng rộng ( Do điều kiện địa hình, yêu cầu thoì gian triển khai nhanh .).
    Một yêu cầu tất yếu là phải duy trì được tính tương thích đối với hệ thống vi ba băng rộng PDH hiện có, không cần phải sửa đổi các phân bố tần số đang được áp dụng theo các khuyến nghị của CCIR. Sự nhất trí đầu tiên đạt được vào những năm 90 bởi tất cả các thành viên của ETSI, liên quan đến việc tiêu chuẩn hoá hệ thống vi ba dung lượng 1x155Mbit/s với phân bố tần số có phân cực thay đổi luân phiên và khỏng cách giữa các kênh là 40MHz. Điều này đã và đang được áp dụng cho hệ thống 6GHz, 7GHz, 8GHz ( Đối với mạng đường trục) và 13GHz ( Đối với mạng nội hạt, mạng vùng ). Vì vậy, việc phân tích và tìm hiểu hệ thống vi ba số truyền tải SDH là rất quan trọng và cần thiết.

    Trong bản Đồ án tốt nghiệp này, em xin trình bày những nội dung sau đây:
    - Tổng quan về SDH.
    - Tổ chức ghép kênh trong SDH.
    - Khái niệm về Vi ba số.
    - Vấn đề truyền dẫn SDH trên hệ thống Vi ba số.
    - Giới thiệu thiết bị vi ba SDH/64 QAM của hãng BOSCH TELECOM.
    - Phân tích máy thu thiết bị vi ba của hãng BOSCH LELCOM
    ( DRS 155/6800 -64QAM ).

    Qua đây em cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Khắc Chư ( Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng tập thể Trung tâm ứng dụng công nghệ Viễn thông mới ( CT-IN ) trong việc giúp đỡ em hoàn thành bản Đồ án tốt nghiệp này.

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI GIỚI THIỆU : 3
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ SDH
    1.1 Giới thiệu chung .
    1.2 Đặc điểm của PDH và SDH
    1.2.1 Phân cấp truyền dẫn cận đồng bộ PDH
    1.2.2 Phân cấp truyền dẫn đồng bộ SDH .
    1.3 Một số khuyến nghị chính của CCITT về SDH .
    1.3.1 Khuyến nghị G-707 .
    1.3.2 Khuyến nghị G-708 .
    1.3.3 Khuyến nghị G-709 .
    CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC GHÉP KÊNH TRONG SDH .
    2.1 Các tiêu chuẩn ghép kênh SDH
    2.2 Cấu trúc khung của STM - 1 .
    2.3 Ghép luồng 2,048 Mbps vào vùng tải trọng của STM-1
    2.4 Ghép luồng 34,368 Mbps vào vùng tải trọng của STM-1
    2.5 Ghép luồng 139,264 Mbps vào vùng tải trọng của STM-1 .
    2.6 Đồng bộ trong SDH
    CHƯƠNG 3 : KHÁI NIỆM VỀ VI BA SỐ .
    3.1 Giới thiệu chung .
    3.1.1 Các loại hệ thống thông tin .
    3.1.2 Giải tần số của các hệ thống Vi ba .
    3.1.3 Khái niệm về hệ thống Vi ba số .
    3.1.4 Các đặc điểm truyền sóng cơ bản .
    3.1.5 Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản đối với hệ thống Vi ba
    3.1.6 Sơ đồ khối cơ bản của hệ thống Vi ba số .
    3.1.7 Các phương án tần số .
    3.2 Các phương pháp điều chế trong Vi ba số .
    3.2.1 Khái quát chung .
    3.2.2 Điều chế tần số
    3.2.3 Điều chế M-PSK .
    3.2.4 Điều chế biên độ vuông góc M-QAM
    3.2.5 Vấn đề ISI và việc truyền không có ISI
    3.3 So sánh các phương pháp điều chế
    3.3.1 Hiệu suất băng thông
    3.3.2 Hiệu suất công suất
    3.3.3 Mặt phẳng hiệu suất băng thông .

    3.4 Các biện pháp bảo đảm chất lượng hệ thống

    3.4.1 Các tác động làm suy giảm chất lượng hệ thống
    3.4.2 Các biện pháp khắc phục
    CHƯƠNG 4: TRUYỀN DẪN SDH TRÊN HỆ THỐNG VI BA SỐ .
    4.1 Các vấn đề cần giải quyết khi truyền SDH trên Vi ba số .
    4.2 Các phương pháp điều chế được ứng dụng
    4.3 Các phương pháp tối ưu tần phổ
    4.4 Các phương pháp điều chế sử dụng cho băng rộng .
    4.1 Sử dụng các Byte trong SOH cho hệ thống Vi ba .
    CHƯƠNG 5: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ VI BA SDH/64 QAM CỦA HÃNG
    BOSCH TELECOM .
    5.1 Thông số kỹ thuật của thiết bị
    5.2 Phân bố hệ thống Anten .
    5.3 Mô tả thiết bị
    5.3.1 Điều chế
    5.3.2 Giải điều chế .
    5.3.3 XPIC
    5.3.4 Máy phát .
    5.3.5 Máy thu .
    CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH MÁY THU CỦA THIẾT BỊ VI BA SDH CỦA
    HÃNG BOSCH TELECOM ( DRS 155/6800 - 64 QAM ) 6.1 Sơ đồ khối của máy thu
    6.2 Nguyên lý hoạt động và chức năng các khối của máy thu
    PHẦN KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...