Luận Văn Công nghệ SDTV, HDTV và thiết kế headend SD, HD

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án, 2010 [​IMG]
    [​IMG] Sơ lược:

    Chương 1: Tổng quan về truyền hình và chuẩn MPEG
    Chương 2: Công nghệ nén và ghép kênh
    Chương 3: Công nghệ SDTV, HDTV
    Chương 4: Thiết kế headend SD, HD


    Thiết kế headend SD, HD
    Chương 1: Tổng quan về truyền hình và chuẩn MPEG
    1. Lịch sử truyền hình
    Truyền hình, hay còn được gọi là báo hình, là một loại phương tiện thông tin
    đại chúng hiện đại, không thể thiếu của một quốc gia. Nó là một phương tiện hiệu
    quả nhất trong truyền bá thông tin, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội,
    của một địa phương hay một quốc gia, phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, là
    loại thông tin đến được nhiều người nhất.
    Truyền hình là loại hình báo chí truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh
    sống động và các phương tiện biểu đạt khác như lời nói, chữ viết, hình ảnh, âm
    thanh, . truyền hình chính là ngành công nghiệp được phát triển trên cơ sở các tiến
    bộ về công nghệ, thiết bị thu, phát, truyền dẫn, trường quay.
    1.1 Quá trình phát triển của truyền hình
    Truyền hình ra đời trong nửa đầu thế kỷ XX, sau khi có sự ra đời của tivi, các
    thiết bị truyền dẫn, phát sóng và các tiến bộ về công nghệ. Sau nhiều tiến bộ khác
    nhau, năm 1923, kỹ sư người Scotland, ông John Logie Baird đã đăng ký phát minh
    ra chiếc máy có khả năng hiện hình ảnh nhận từ những tín hiệu điện từ mà sau này
    chúng ta gọi là vô tuyến truyền hình (tivi).
    Từ khoảng năm 1932, hãng BBC của Anh bắt đầu phát các chương trình
    truyền hình thường kỳ. Ngày nay, sóng truyền hình có thể đạt tới mọi nơi trên trái
    đất qua trạm chuyển tiếp, cáp truyền hình, vệ tinh nhân tạo và internet. Các
    chương trình truyền hình, từ chỗ chỉ phát bản tin thô sơ, đã tiến bộ dần với việc cho
    ra đời hàng trăm loại hình chương trình như các game show, truyền hình thực tế,
    phỏng vấn truyền hình, truyền hình theo yêu cầu, .
    Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mà công nghệ truyền hình ngày càng
    hoàn thiện về mặt kỹ thuật cũng như mặt sản xuất chương trình, từ lúc mới ra đời
    chỉ là truyền hình analog đen trắng dần phát triển lên truyền hình màu, rồi truyền
    hình số SDTV (truyền hình độ nét chuẩn) và HDTV (truyền hình độ nét cao).
    1.2 Các thế hệ truyền hình
    Từ lúc ra đời cho đến nay công nghệ truyền hình phát triển một cách vượt bậc
    giữ một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực như: giải trí, kinh doanh, chính trị, thông
    tin, có nhiều cách phân chia các thế hệ truyền hình, nếu dựa vào công nghệ phát
    hình thì có thể chia ra hai công nghệ truyền hình đó là công nghệ số và analog. Còn
    nếu dựa vào công nghệ sản xuất tivi thì ta có thể chia thành các loại như công nghệ
    CRT, công nghệ LCD, công nghệ Plasma, công nghệ OLED, còn dựa vào màu sắc
    của hình ảnh thì phân ra hai loại là truyền hình đen trắng và truyền hình màu, còn
    dựa vào môi trường truyền thì chia làm hai loại là truyền hình vô tuyến và truyền
    hình hữu tuyến. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai loại công nghệ này.
    1.2.1 Truyền hình vô tuyến
    Truyền hình vô tuyến là công nghệ truyền hình được sử dụng rộng rãi từ lâu
    và vẫn tồn tại cho đến ngày nay, với ưu điểm là có vùng phủ sóng rộng, có thể phủ
    sóng một vùng lãnh thổ rộng lớn (tỉnh, thành phố, quốc gia, ) nhờ các trạm trung
    chuyển. Nó sử dụng sóng điện từ RF để truyền tín hiệu truyền hình (hình ảnh, âm
    thanh, ) từ đài phát đến máy thu (tivi) nhờ môi trường không khí.
    Truyền hình vô tuyến được phân ra làm nhiều loại nhưng có hai loại quan
    trọng nhất được sử dụng rộng rãi là truyền hình mặt đất và truyền hình vệ tinh.
    Truyền hình vô tuyến chịu nhiều can nhiễu của môi trường và thời tiết như mưa,
    sấm sét, các vật cản,
    a) Truyền hình mặt đất
    Truyền hình mặt đất được sử dụng để phát sóng trên một vùng lãnh thổ tương
    đối rộng lớn (một tỉnh, thành phố, một khu vực, một quốc gia), lợi dụng sự phản xạ
    của tầng điện li đối với sóng RF băng tần VHF và UHF để truyền hính hiệu đi xa.
    Máy thu (tivi) thu tín hiệu từ các đài phát hay từ các trạm thu phát trung gian nhờ
    anten thu (chủ yếu là anten yagi).
    Tần số phát của truyền hình mặt đất chủ yếu sử dụng băng tần VHF có dải tần từ
    30 MHz ư 300 MHz và băng tần UHF có dải tần từ 300 MHz ư 1000 MHz
    Tín hiệu được điều chế bằng phương pháp điều chế của truyền hình vệ tinh
    COFDM nhưng phát xuống mặt đất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...