Báo Cáo Công nghệ sản xuất phở ăn liền

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Công nghệ sản xuất phở ăn liền​
    Information
    Phở là một món ăn truyền thống rất đặc sắc và phổ biến của người Việt , cũng có thể xem là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Món phở có mặt từ Nam tới Bắc với nhiều hương vị khác nhau tùy từng vùng miền. Phở phổ biến và hấp dẫn người ăn vì nước súp có hương vị rất ngon và bổ dưỡng do được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau kết hợp với cấu trúc bánh phở vừa mềm vừa dai ăn rất hấp dẫn. Phở Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới và còn được tôn vinh là “di sản Việt Nam”.
    Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi ở miền Nam) cùng với các loại thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt . Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà và gia vị bao gồm quế, hồi , gừng, đinh hương và không thể thiếu các chất phụ gia đặc trưng riêng của phở khác. "Bánh phở", theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.
    Tuy nguồn gốc của Phở hiện nay vẫn chưa thống nhất, người ta có nhận thấy rằng Phở là cách kết hợp sáng tạo từ món bò hầm của Pháp và mì sợi của Trung Quốc. Theo Nguyễn Tùng (nhà nghiên cứu nhân loại học, Paris) và Apple (nhà báo của tờ New York Time), món Phở xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 tại Nam Định, nhưng chính Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và tình trạng Việt Nam bị phân chia hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở.
    Sự xuất ngoại để tị nạn chính trị của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam không thuộc diện tị nạn chính trị cũng mang phở đến những nước thuộc khối
    Xô Viết, bao gồm Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc.Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: hay phở bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam thì lại nhỏ hơn ở miền Bắc.
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại, cuộc sống nhộn nhịp đã khiến cho thời gian nấu nướng không còn nhiều, nhưng người ta vẫn muốn thường xuyên thưởng thức hương vị đặc trưng của món phở truyền thống, vì vậy phở ăn liền ra đời là để đáp ứng nhu cầu ấy . Phở ăn liền vừa đại diện cho cuộc sống công nghiệp hiện đại vừa thể hiện nếp sống văn hoá, luôn hướng về cội nguồn, luôn gìn giữ những di sản đặc sắc của dân tộc.
    Mục lục
    A. GIỚI THIỆU CHUNG
    I.Lịch sử và tính tiện dụng
    1.Lịch sử
    2.Tính tiện dụng
    II. Nguyên liệu và các chỉ tiêu chất lượng
    1. Nguyên liệu chính
    2. Nguyên liệu phụ
    3. Gia vị – Phụ gia
    B. QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHỞ ĂN LIỀN
    I. Quy trình 1
    1. Sơ đồ khối
    2. Sơ đồ thiết bị
    3. Giải thích quy trình công nghệ
    II. Quy trình 2
    1. Sơ đồ khối
    2. Sơ đồ thiết bị
    3. Giải thích quy trình công nghệ
    C. SO SÁNH 2 QUY TRÌNH
    D. SẢN PHẨM VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
    I. Chỉ tiêu cảm quan
    II. Chỉ tiêu hoá lí
    III. Chỉ tiêu vi sinh
    E. THÀNH TỰU CÔNG NGHỆ
    I. Nguyên liệu
    II. Cải tiến chất lượng sản phẩm
    Tài liệu tham khảo
    -------------------------------------------
    GVHD: PGS.TS Lê Văn Việt Mẫn
    Tươờng ĐHBK TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...