Thạc Sĩ Công nghệ sản xuất đá mài BA VIA tại nhà máy cổ phần đá mài Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU
    Đầu ép đá ba via là một là một dạng phụ tùng cơ khí thay thế thường xuyên trong quá trình sản xuất đá mài tại Công ty cổ phần đá mài Hải Dương. Đây là chi tiết làm nhiệm vụ của chầy ép ghép lỏng với khuôn ép đã có sẵn trên máy, làm việc trong điều kiện ma sát - mòn rất khốc liệt, lại yêu cầu độ chính xác tương quan rất chặt chẽ. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp trong nước thiết kế chế tạo loại sản phẩm này, thử nghiệm tại công ty nhưng chưa thành công. Tỷ lệ phế phẩm do sai số tương quan còn cao, khả năng chịu mài mòn còn kém nên tuổi bền không đáp ứng yêu cầu.
    Hiện nay Công ty cổ phần đá mài Hải Dương phải chi một khoản ngoại tệ khá lớn cho việc nhập sản phẩm này làm phụ tùng thay thế trong quá trình sản xuất. Để chủ động sản suất, tiết kiệm chi phí, Công ty đã đặt hàng một số doanh nghiệp cơ khí trong nước chế tạo nhưng chất lượng còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Bởi vậy việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xác định các cơ chế mòn, nguyên nhân và biện pháp khắc phục; đồng thời lựa chọn giải pháp công nghệ chế tạo, công nghệ bề mặt để nâng cao chất lượng các loại đầu ép đá cắt ba via cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn cho Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương” đã góp phần chủ động chế tạo phụ tùng thay thế, nâng cao chất lượng và giảm giá thành chi tiết đầu ép cho Công ty cổ phần đá mài Hải Dương.
    Trong quá trình làm luận văn, với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS Vũ Quý Đạc - Trưởng Khoa Cơ khí Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Tôi đã hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù bản thân có rất nhiều cố gắng và đề tài thực hiện trong một thời gian ngắn, nên bản luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp phê bình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn thiện hơn và khắc phục trong nghiên cứu tiếp theo.
    Nhân dịp này Tôi xin bầy tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS.TS Vũ Quý Đạc, ThS Phạm Thành Long - Bộ môn Máy và Tự động hoá Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn để bản luận văn này đạt

    được mục tiêu và hoàn thành đúng thời gian quy định. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty cổ phần đá mài Hải Dương đã tận tình phối hợp, trao đổi, tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài này.
    Tôi xin trân trọng cám ơn.

    Đinh Xuân Ngọc

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu . 3
    Mục lục . 5
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐÁ MÀI BA VIA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ MÀI HẢI DƯƠNG . 8
    1.1. Tổng quan về quá trình sản xuất đá mài ba via 8
    1.1.1. Tình hình sử dụng và sản xuất đá mài ba via .
    1.1.2. Cấu trúc cơ học vật liệu đá mài
    1.1.3. Các bước sản xuất đá mài ba via
    1.2. Đặc điểm lớp vật liệu tiếp xúc với bề mặt làm việc của đầu ép 12
    1.3. Một số dạng mòn hỏng đầu ép 15
    1.4. Một vài nét về sản xuất đầu ép đá ba via trong nước . 16
    Chương 2. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ MÒN VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
    MÒN BỀ MẶT LÀM VIỆC ĐẦU ÉP ĐÁ BA VIA
    18
    2.1. Mòn do dính 23
    2.1.1. Hiện tượng 23
    2.1.2. Cơ chế mòn 23
    2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mòn do dính 23
    2.2. Mòn do cào xước . 26
    2.2.1. Mòn do cào xước bằng biến dạng dẻo . 26
    2.2.2. Mòn do cào xước bằng nứt tách . 30
    2.3. Mòn hoá học 31
    2.3.1. Hiện tượng 31
    2.3.2. Cơ chế mòn 31
    2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mòn hoá học 32
    2.4. Mòn do mỏi 32
    2.4.1. Hiện tượng 32
    2.4.2. Cơ chế mòn 33
    2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mòn do mỏi . 34

    2.5. Mòn fretting . 35
    2.5.1. Hiện tượng 35
    2.5.2. Cơ chế mòn fretting . 35
    2.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mòn fretting . 36
    2.6. Mòn do va chạm 36
    2.6.1. Mòn do va chạm của hạt cứng (erosion) . 36
    2.6.2. Mòn do va chạm của các vật rắn . 36
    2.7. Đánh giá ảnh hưởng của các dạng hao mòn ở chi tiết đầu ép 38
    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG MÀI MÒN ĐẦU ÉP . 40
    3.1. Một số biện pháp kết cấu . 40
    3.1.1. Nguyên tắc . 40
    3.1.2. Chọn vật liệu chế tạo đầu ép 40
    3.1.3. Phân tích kết cấu và tính công nghệ của đầu ép 45
    3.2. Nhiệt luỵện chi tiết đầu ép 46
    3.2.1. Yêu cầu chiều dầy lớp thấm tôi bề mặt đầu ép 46
    3.2.2. Thời gian nung chi tiết đầu ép . 46
    3.2.3. Tôi chi tiết đầu ép 48
    3.3. Một giải pháp hỗ trợ tính ổn định khả năng làm việc của đầu ép 50
    3.4. Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn để kiểm tra bền và biến 50 dạng của chi tiết đầu ép
    3.4.1. Giới thiệu phương pháp PTHH 50
    3.4.2 Ứng dụng phần mềm Cosmos kiểm tra bền và biến dạng củe đầu ép 51
    3.4.3 Một số kết luận và đề suất nghiên cứu chế tạo loại đầu ép cỡ lớn 52
    Chương 4. LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐẦU ÉP 66
    4.1. Xác định dạng sản xuất 66
    4.1.1. Xác định sản lượng cơ khí hàng năm Ni . 66
    4.1.2. Xác định dạng sản xuất 66
    4.2. Xác định phương pháp chế tạo phôi . 66
    4.3 Chọn chuẩn 69
    4.3.1. Chọn chuẩn thô 69
    4.3.2. Chọn chuẩn tinh . 69
    4.4. Trình tự nguyên công 70
    4.4.1. Phương án gia công trên máy công cụ truyền thống 70
    4.4.2. Phương án gia công trên máy CNC . 72
    4.4.3. Chọn phương án gia công và xác định trình tự nguyên công 73
    4.5. Sơ đồ nguyên công 74
    4.6. Tính toán lượng dư . 76
    4.7. Xác định chế độ cắt cho các nguyên công 81
    4.8. Tính giá thành chi tiết đầu ép . 87
    Chương 5. THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI 89
    5.1. Chế tạo đầu ép . 89
    5.2. Đưa mẫu vào sản xuất thử 89
    5.3. Đánh giá kết quả và kết luận hướng phát triển của đề tài 89
    Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, . 91
    Tài liệu tham khảo 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...