Tiểu Luận Công nghệ nuôi trồng nấm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I

    TỔNG QUAN VỀ NẤM

    I.1. Tình hình phát triển của ngành trồng nấm trên thế giới và ở Việt Nam:

    Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm. Hiện nay có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo (UNESSCO-2004). Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ.

    Ở châu Âu và Bắc Mỹ, công nghiệp nấm đã được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao.

    Ở nhiều nước châu Á, trồng nấm còn mang tính chất thủ công, chủ yếu là trên quy mô gia đình và trang trại, sản lượng chiếm 70% tổng sản lượng nấm ăn toàn thế giới.

    Ở Nhật Bản, nghề trồng nấm truyền thống là nấm hương - Donko (Lentinula edodes), mỗi năm đạt 1 triệu tấn.

    Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh chi (Ganoderma), mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD.

    Năm 1960, Trung Quốc đã bắt đầu trồng nấm, áp dụng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, năng suất tăng 4-5 lần, sản lượng tăng vài chục lần. Tổng sản lượng nấm ăn của Trung Quốc chiếm 60% sản lượng nấm ăn của thế giới gồm nhiều loại nấm như: nấm mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm sò, nấm kim châm, và một số loại nấm khác chỉ có ở Trung Quốc như Đông trùng hạ thảo, tuyết nhĩ. Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng triệu tấn nấm sang các nước phát triển, thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đô la. Hiện nay ở Trung Quốc đã dùng kỹ thuật “Khuẩn thảo học” để trồng nấm nghĩa là dùng các loại cỏ, cây thân thảo để trồng nấm thay cho gỗ rừng và nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt.

    Ở Việt Nam đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến ở các địa phương: nấm rơm, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm sò, nấm hương, nấm dược liệu (Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ, ) và một số nấm khác đang trong thời kỳ nghiên cứu và thử nghiệm. Nghề trồng nấm ở nước ta đang phát triển nhưng ở quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, trang trại. Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt khoảng trên 150.000 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm.

    I.2. Đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái của Nấm trồng:

    I.2.1. Đặc điểm sinh học:

    Đặc điểm cấu tạo



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...