Báo Cáo Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật tại trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật tại trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng

    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Đà Nẵng em đã được các anh chị hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp chúng em hoàn thành nhiệm vụ nhà trường giao cho. Em xin chân thành cảm ơn trung tâm rất nhiều, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Minh Quyên (người hướng dẫn trực tiếp) và anh Võ Quốc Bảo – Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, cùng với tất cả các anh chị trong Trung tâm.

    Trung tâm Công nghệ sinh học đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội làm việc thực tế qua đó cũng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học giúp chúng em hiểu thêm về ngành học của mình.



    Mở đầu 1

    I. Tổng quan về Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Đà Nẵng

    1.1. Lịch sử, bộ phận chức năng và tình hình hoạt động của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng: 5

    1.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng Công nghệ Tế bào Thực vật: 5

    1.3. Bố trí tổng mặt bằng trung tâm 6

    1.3.1. Phòng rửa, sản xuất nước khử ion, hấp môi trường 6

    1.3.2. Phòng chuẩn bị môi trường 7

    1.3.3. Phòng nuôi mẫu cấy 10

    II. Môi trường nuôi cấy 12

    2.1. Thành phần chính của môi trường 12

    2.1.1. Đường 12

    2.1.2. Các muối khoáng đa lượng 12

    2.1.3. Các muối khoáng vi lượng 13

    2.1.4. Các vitamin 13

    2.1.5. Các chất điều khiển sinh trưởng 14

    2.1.6. Các chất hữu cơ khác 15

    2.2. Vấn đề lựa chọn môi trường 16

    2.3. Chuẩn bị các dung dịch làm việc 17

    III. Nuôi cấy Invitro lan Dendrobium 22

    3.1. Nguồn gốc phân bố 22

    3.2. Phân loại. 22

    3.3. Đặc điểm hình thái 22

    3.4. Một số tác động ảnh hưởng đến Dendrobium. 23

    3.5. Các giai đoạn phát triển của lan 24

    3.5.1. Giai đoạn nảy mầm của hạt. 24

    3.5.2. Giai đoạn cây con 24

    3.5.3. Giai đoạn trưởng thành 24

    3.5.4. Giai đoạn mang hoa, đậu trái, tạo hột 24

    3.6. Phương pháp nhân giống lan. 24

    3.6.1. Phương pháp nhân giống lan cổ truyền 24

    3.6.2. Phương pháp nhân giống lan qua nuôi cấy mô. 25

    3.7. Quy trình nuôi trồng Lan Dendrobium 25

    3.7.1. Qui trình nuôi trồng 26

    3.7.2. Thuyết minh quy trình 26

    3.7.3. Môi trường nuôi cấy 28

    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    MỞ ĐẦU

    Trên thế giới hiện nay, công nghệ sinh học được coi là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của thế kỷ 21. Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi dần cuộc sống của các dân tộc trên thế giới trong các lĩnh vực y tế (nhất là dược phẩm) công nghệ vi sinh, sinh học, nông nghiệp (giống cây, giống con). Có rất nhiều khám phá và ứng dụng từ các thành tựu công nghệ sinh học đã dược loài người thừa hưởng.

    Năm 2000 thị trường về các sản phẩm mới của công nghệ sinh học đạt khoảng 400 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm phục vụ y dược 29 tỷ đồng, phục vụ công nghiệp thực phẩm 12,66 tỷ đồng, phục vụ công nghiệp năng lượng 104,7 tỷ đồng, phục vụ công nghiệp hóa phẩm 13,53 tỷ đồng, axit amin 4,5 tỷ đồng, sản phẩm phục vụ nông nghiệp 218,7 tỷ đồng. Các sản phẩm phục vụ riêng cho tạo giống cây trồng, vật nuôi là 210 tỷ đồng, các cây cố định đạm 8,7 tỷ đồng, dịch đường Fructose thay saccharose 5,4 tỷ đồng .[1]

    Một trong những thành tựu nổi bật của công nghệ sinh học là lĩnh vực nhân giống và phục tráng giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, tạo ra công nghệ nhân nhanh các giống cây lương thực, rau quả, cây hoa cảnh, cây công nghiệp và cây rừng có năng suất chất lượng tốt và tính chống chịu cao đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như sâu bệnh, phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp và phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

    Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì công nghệ sinh học chỉ bước đầu hình thành và phát triển thì việc đi sâu vào nghiên cứu cũng như ứng dụng những nghiên cứu đó vào thực tế sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi là việc làm cần thiết. Vì thế là sinh viên ngành công nghệ sinh học thì việc thực tập thực tế để hiểu về quá trình sản xuất thực tế ngành nuôi cấy mô và qua đó cũng cố lại những kiến thức lý thuyết đã học là việc không thể thiếu. Đó cũng là mục đích của việc thực tập tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng lần này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...