Tiến Sĩ Công nghệ chế tạo Compozit nền Cu Cốt hạt nano TiC

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Công nghệ chế tạo Compozit nền Cu Cốt hạt nano TiC


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Phần I: TỔNG QUAN . 4
    CHƯƠNG I: COMPOZIT NỀN KIM LOẠI - KHOA HỌC VÀ CÔNG
    NGHỆ . 4
    1.1. Khái niệm về compozit nền kim loại (MMCs) . 4
    1.2. Tính chất của MMCs 6
    1.2.1. Tính chất cơ của MMCs . 6
    1.2.2. Tính chất kiểm soát nhiệt . 9
    1.2.3. Đặc tính cho các thiết bị chính xác cao 11
    1.2.4. Đặc tính chịu mài mòn . 13
    1.3. Công nghệ chế tạo MMCs 14
    1.3.1. Thành phần cấu tạo 14
    1.3.1.1. Vật liệu nền . 14
    1.3.1.2. Vật liệu cốt 15
    1.3.2. Phương pháp chế tạo 16
    1.3.2.1. Phương pháp chế tạo ở pha rắn 16
    1.3.2.2. Phương pháp chế tạo có sự tham gia của pha lỏng . 17
    1.4.2.3. Phương pháp lắng đọng . 19
    1.4.2.4. Phương pháp in-situ 20
    1.4. Ứng dụng vật liệu MMCs trong chế tạo tiếp điểm điện . 20
    1.4.1. Điều kiện làm việc của tiếp điểm điện . 20
    1.4.2. Công nghệ chế tạo vật liệu tiếp điểm điện . 21
    1.4.3. Các phương pháp chế tạo tiếp điểm điện tiên tiến . 26
    1.5. Các vấn đề trong tương lai 27
    CHƯƠNG II: VẬT LIỆU NANOCOMPOZIT NỀN KIM LOẠI 29
    2.1. Vật liệu nanocompozit nền kim loại (NMMCs) . 29
    2.2. Nguyên lý hóa bền của NMMCs cốt hạt . 30
    2.3. Công nghệ chế tạo NMMCs . 38
    2.3.1. Tạo hình vật liệu bột kích thước mịn và siêu mịn . 39
    2.3.2. Nguyên lý quá trình thiêu kết . 42
    2.3.2.1. Khái niệm cơ bản về thiêu kết . 42
    2.3.2.2. Động lực và các quá trình xảy ra khi thiêu kết 42
    2.3.2.3. Thiêu kết vật liệu siêu mịn và nano tinh thể . 43
    2.4. Tình hình nghiên cứu NMMCs trên thế giới và Việt Nam . 46
    2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới . 46
    2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam . 49
    Phần II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 51
    CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
    3.1. Nội dung nghiên cứu . 51
    3.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu . 51
    3.2.1. Quy trình nghiên cứu . 51
    3.2.2. Nguyên vật liệu 52
    3.3. Các bước tiến hành . 58
    3.3.1. Quá trình ép tạo hình và thiêu kết sơ bộ 58
    3.3.2. Quá trình ép đùn . 60
    3.4. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu . 61
    3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 61
    3.4.2. Thiết bị nghiên cứu 63
    3.4.2.1. Máy nghiền hành tinh 63
    3.4.2.2. Thiết bị thiêu kết 64
    3.4.3. Các phương pháp phân tích, kiểm tra 65
    3.4.3.1. Phương pháp cầu đơn (cầu Wheatstone) . 65
    3.4.2.2. Phương pháp cầu kép (Cầu Kelvin) 66
    3.4.2.3. Phương pháp hiệu ứng Hall . 68
    CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP NMMCS NỀN Cu CỐT HẠT
    NANO TiC 71
    4.1. Quy hoạch thực nghiệm 71
    4.2. Ảnh hưởng của hàm lượng và thời gian nghiền TiC, nhiệt độ thiêu kết đến
    độ xốp của compozit nền Cu cốt hạt TiC . 79
    4.3. Ảnh hưởng của hàm lượng TiC và nhiệt độ thiêu kết đến độ dẫn điện của
    compozit nền Cu cốt hạt TiC . 81
    4.4. Ảnh hưởng của hàm lượng TiC và nhiệt độ thiêu kết đến độ cứng của
    compozit nền Cu cốt hạt TiC . 82
    4.5. Ảnh hưởng của hàm lượng TiC và nhiệt độ thiêu kết đến độ bền kéo của
    compozit nền Cu cốt hạt TiC . 84
    4.6. Ảnh hưởng của hàm lượng TiC và nhiệt độ thiêu kết đến độ bền nén của
    compozit nền Cu cốt hạt TiC . 85
    Kết luận chương IV 87
    CHƯƠNG V: THIÊU KẾT NMMCS NỀN Cu CỐT HẠT NANO TiC 88
    5.1. Sự thay đổi thành phần hóa học của các pha sau thiêu kết . 88
    5.1.1. Kết quả phân tích khi thiêu kết ở 850
    o
    C . 88
    5.1.2. Kết quả phân tích khi thiêu kết ở 900
    o
    C . 90
    5.1.3. Kết quả phân tích khi thiêu kết ở 950
    o
    C . 94
    5.2. Sự thay đổi trạng thái thiêu kết . 98
    Kết luận chương V . 99
    CHƯƠNG VI: BIẾN DẠNG NMMCs NỀN Cu CỐT HẠT TiC 100
    6.1. Mô hình biến dạng bằng phương pháp ép đùn nguội . 100
    6.2. Ảnh hưởng của ép đùn nguội đến độ xốp của compozit nền Cu cốt hạt TiC . 101
    6.3. Ảnh hưởng của ép đùn nguội đến độ dẫn điện của compozit nền Cu cốt hạt
    TiC . 102
    6.4. Ảnh hưởng của ép đùn nguội đến độ bền kéo của compozit nền Cu cốt hạt
    TiC . 104
    6.5. Ảnh hưởng của ép đùn nguội đến độ bền nén của compozit nền Cu cốt hạt
    TiC . 105
    6.6. Ảnh hưởng của ép đùn nguội đến độ mài mòn của compozit nền Cu cốt hạt
    TiC . 106
    6.7. Ảnh hưởng của ép đùn nguội đến độ cứng của compozit nền Cu cốt hạt
    TiC . 107
    Kết luận chương VI 109
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 111
    I. Kết luận . 111
    II. Kiến nghị . 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 113
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 118

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Đồng (Cu) là kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Nó được ứng dụng rộng
    rãi trong vật liệu kỹ thuật điện. Tuy nhiên, do độ bền, độ cứng và khả năng chịu mài
    mòn không cao làm hạn chế khả năng sử dụng của chúng. Vì vậy, vấn đề nâng cao cơ
    tính của đồng đã được nhiều nhà nghiên cứu về vật liệu trong và ngoài nước quan tâm
    theo xu hướng hợp kim hóa hoặc làm nền để chế tạo vật liệu compozit.
    Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ nano nói chung và vật liệu
    nano kim loại nói riêng phát triển mạnh mẽ, đã hình thành hướng chế tạo các
    nanocompozit nền kim loại (NMMCs) siêu nhẹ, siêu bền, siêu cứng đáp ứng nhu cầu
    ngày càng phong phú đối với vật liệu. Chúng không chỉ cải thiện đáng kể tính chất cơ
    học (độ bền, độ cứng, độ chịu mài mòn ), tính chất vật lí (độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt
    ) mà còn mang lại cho vật liệu các thuộc tính mới ưu việt hơn nhiều so với vật liệu
    kim loại truyền thống (độ bền riêng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt riêng ).
    Cacbit titan (TiC) là một trong những cacbit có cơ tính cao, chịu nhiệt tốt và
    bền trong môi trường ăn mòn. Khả năng hóa bền nền Cu bằng các hạt nano TiC là một
    hướng nghiên cứu rất có triển vọng.
    Về mặt phương pháp công nghệ, tính chất của NMMCs còn phụ thuộc mạnh
    vào sự phân bố, liên kết giữa nền - cốt. Với compozit cốt hạt phương pháp thích hợp
    nhất để đảm bảo các tính chất trên là phương pháp luyện kim bột. Đó cũng là phương
    pháp chúng tôi lựa chọn để tổng hợp NMMCs nền Cu cốt nano TiC. Tuy nhiên,
    phương pháp luyện kim bột truyền thống cho sản phẩm với mật độ chưa cao (độ xốp
    còn khoảng 5ư10%). Điều này hạn chế tính chất cơ học và tính dẫn điện của vật liệu.
    Để cải thiện tính chất của vật liệu, phương pháp ép đùn sản phẩm sau thiêu kết được
    chọn để khắc phục hạn chế đó.
    Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của vật liệu, với mong muốn làm sáng tỏ một số
    cơ sở lý thuyết của công nghệ, vấn đề “Công nghệ chế tạo vật liệu compozit nền Cu
    cốt hạt nano TiC” là đề tài được lựa chọn giải quyết trong bản luận án này
    2. Mục đích của luận án
    Mục đích của bản luận án là xác định (bước đầu) quy trình công nghệ chế tạo
    compozit nền Cu cốt hạt nano TiC, khảo sát một số tính chất của vật liệu nhận được.
    Để đạt được mục đích đó, chúng tôi tiến hành các bước cụ thể như sau:
    2
     Tổng quan về compozit nền kim loại (MMCs) và compozit cốt kích thước nano.
     Ứng dụng công nghệ tổng hợp TiC từ TiO
    2
    và cacbon.
     Tổng hợp compozit nền Cu cốt hạt nano TiC bằng công nghệ luyện kim bột
    truyền thống
     Nghiên cứu cơ chế hóa bền nền Cu bằng nano TiC.
     Cơ chế thiêu kết MMCs nền Cu côt hạt nano TiC
     Cơ chế biến dạng MMCs nền Cu côt hạt nano TiC
     Khảo sát tính chất cơ - lý của vật liệu nhận được.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Chế tạo bột TiC có kích thước nano bằng phương pháp nghiền năng lượng cao -nhiệt.
     Nghiên cứu chế tạo compozit nền Cu cốt hạt nano TiC bằng phương pháp luyện
    kim bột truyền thống.
     Nghiên cứu quá trình tạo hình compozit nền Cu cốt hạt nano TiC
     Nghiên cứu quá trình thiêu kết compozit nền Cu cốt hạt nano TiC
     Nghiên cứu sự ảnh hưởng của ép đùn nguội đến cơ lý tính của compozit nền Cu
    cốt hạt nano TiC.
     Xác định phạm vi ứng dụng của vật liệu
    4. Phương pháp nghiên cứu
     Nghiên cứu cơ sở lý thuyết: căn cứ vào các tài liệu đã công bố trên thế giới về
    vấn đề quan tâm và các tài liệu, luận án đã được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Luyện
    kim bột về vấn đề tổng hợp NMMCs.
     Nghiên cứu thực nghiệm
     Chế tạo nano TiC từ công nghệ đã được xác định tại Phòng thí nghiệm
    Luyện kim bột - Bộ môn Vật liệu kim loại màu & compozit.
     Tạo hình compozit nền Cu cốt hạt nano TiC.
     Nghiên cứu quá trình thiêu kết compozit nền Cu cốt hạt nano TiC.
     Nghiên cứu sự biến dạng của compozit nền Cu cốt hạt nano TiC.
    3
     Phương pháp kế hoạch hoá toán học.
     Các phương pháp phân tích, kiểm tra.
     Sử dụng và so sánh các dữ liệu đối chứng
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
     Nghiên cứu công nghệ chế tạo nanocompozit nền kim loại là hướng nghiên cứu
    tiếp cận với các công nghệ sản xuất vật liệu tiên tiến trên thế giới và có tiềm năng
    ứng dụng trong thực tế.
     Loại vật liệu này cụ thể là compozit nền Cu cốt hạt nano TiC dùng cho ngành kỹ
    thuật điện chưa được đề cập tới trong nước và đang được quan tâm nhiều ở các
    nước có nền công nghiệp phát triển.
     Có khả năng triển khai trong thực tiễn sản xuất các loại vật liệu có đồng thời hai
    tính chất: cơ tính và tính dẫn điện.
     Việc tạo hình và thiêu kết vật liệu có kích thước nano chưa được nghiên cứu kỹ.
    Các kết luận và lý giải của luận án về quá trình này là đóng góp cơ sở lý thuyết
    cho quá trình thiêu kết.
     Biến dạng bằng phương pháp ép đùn và phân bố biến dạng khi ép đùn bước đầu
    được đề cập tới.
    6. Những kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án
    Nghiên cứu công nghệ tổng hợp compozit nền Cu cốt hạt TiC kích thước nano
    là hướng nghiên cứu hiện đại, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam và mới có một
    vài công bố trên thế giới.
    Chế tạo được TiC kích thước nano bằng phương pháp nghiền năng lượng cao -nhiệt. Việc giảm kích thước hạt bột bằng phương pháp nghiền làm tăng khả năng hóa
    bền nền kim loại nâng cao cơ lý tính của sản phẩm.
    Ứng dụng công nghệ ép đùn nguội làm tăng mật độ, nâng cao cơ lý tính của
    compozit nền Cu cốt hạt nano TiC. Ảnh hưởng của quá trình biến dạng lên lớp bề mặt
    vật liệu dẫn đến các tinh thể Cu được kéo dài, định hướng còn các hạt TiC được mịn
    hóa làm tăng tính dẫn điện của vât liệu.
    Làm rõ được quá trình thiêu kết vật liệu và ảnh hưởng của nano TiC đến cơ lý
    tính compozit góp phần làm sáng tỏ cơ chế khuếch tán khi thiêu kết loại vật liệu này.

    Phần I: TỔNG QUAN
    CHƯƠNG I
    COMPOZIT NỀN KIM LOẠI - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
    1.1. Khái niệm về compozit nền kim loại (MMCs)
    Compozit nền kim loại là loại vật liệu mà trong đó một kim loại được kết hợp
    với vật liệu khác, thông thường không phải là kim loại, để cho ta vật liệu mới có
    những đặc tính kỹ thuật hấp dẫn riêng của nó. Đây là đề tài quan tâm của rất nhiều nhà
    nghiên cứu trong những thập niên 1980 và 1990, nhóm vật liệu này, trong thập kỉ
    trước đã tăng lên đáng kể về chủng loại. Compozit nền đồng, compozit dạng lớp,
    compozit dẫn điện tốt, compozit kích thước nano, kim loại xốp vi mô và compozit sinh
    học đã được đưa vào sản xuất và ứng dụng rộng rãi. Chúng chủ yếu bao gồm sợi gốm
    hoặc cốt hạt với nền là kim loại nhẹ. Một số vật liệu kỹ thuật đã được công nhận, như
    gốm kim loại WC-Co có tính chất cắt gọt cao hơn hẳn so với vật liệu cắt gọt truyền
    thống [18].
    Về mặt phương pháp tại thời điểm này, nghiên cứu về vật liệu compozit được
    hỗ trợ kỹ thuật mới như mô phỏng phần tử hữu hạn 3D hoặc phân tích nhiễu xạ
    Rơnghen, tin học hóa đó là những phương tiện hữu ích để giải thích cơ chế tương phản
    hai pha của vật liệu đàn hổi dẻo, với nhiều ứng dụng vượt ra khỏi phạm vi của
    compozit nền kim loại. Đồng thời các phương pháp đó cho phép nhà nghiên cứu thiết
    kế, dự báo tính chất của các vật liệu compozit mới trước khi đưa vào sản xuất [18].
    Các dạng thường gặp hơn cả của MMCs bao gồm các vật liệu như hợp kim
    cùng tinh kết tinh định hướng (directionally solidified eutectic alloys), hợp kim hóa
    bền phân tán bằng oxit (oxide dispersion strengthened alloys), hợp kim đúc cùng tinh
    Al-Si, đôi khi cả thép peclit và hợp kim xếp lớp 2 pha như TiAl gamma. Đặc điểm nổi
    bật của chúng là tính tăng bền vẫn được duy trì trong suốt quá trình gia công [30] và
    ngay cả khi nhiệt độ cao.
    Như vậy, có thể định nghĩa compozit nền kim loại (MMCs) là vật liệu tổ hợp
    giữa hai hoặc một vài cấu tử, trong đó ít nhất một cấu tử là kim loại hoặc hợp kim. Sự
    kết hợp đó theo một sơ đồ được thiết kế. Các cấu tử ít hoặc không hòa tan vào nhau.
    Hơn 2 thập kỷ vừa qua, cùng với các công bố khoa học và công nghệ compozit
    nói chung - compozit nền kim loại đã chuyển từ một chủ đề mang tính khoa học thành
    loại vật liệu có ý nghĩa công nghệ và thương mại rộng lớn. Từ năm 1999 thị trường
    5
    MMCs trên thế giới ước tính tiêu thụ 2500 tấn trị giá khoảng hơn 100 triệu đô la Mỹ.
    Những ứng dụng quan trọng của MMCs vào hệ thống giao thông đường bộ (ôtô và tàu
    hỏa), vật liệu nhiệt, ngành hàng không vũ trụ, các ngành công nghiệp sản xuất, giải trí
    và cơ sở hạ tầng, đã thể hiện nhiều đặc tính quý như khả năng kết cấu cao, chịu mài
    mòn tốt, tính dẫn nhiệt và điện tốt. Nhiều vấn đề thách thức về mặt kỹ thuật đã được
    khắc phục, như các phương pháp thiết kế chế tạo vật liệu, các phương pháp gia công,
    nâng cao tính chất hóa học và xử lý bề mặt của MMCs [43].
    MMCs nổi lên như một công nghệ đặc biệt đã cải thiện hiệu suất các vũ khí,
    trang bị quân sự tiên tiến tạo ra động lực phát triển nguyên vật liệu. Trong quá trình
    phát triển này, tính kinh tế được cải thiện và khả năng thương mại hóa mở rộng hơn là
    kết quả được kế thừa từ những kinh nghiệm đạt được trong sản xuất, kỹ thuật và các
    ứng dụng ban đầu phục vụ cho quân sự [43].
    Tại sao con người lại chi phí thêm thời gian, năng lượng, nguyên liệu để thiết
    kế vật liệu MMCs. Đó là do các lý do sau:
    - Đầu tiên đó là compozit sử dụng cách thiết kế vật liệu để có thể mở rộng ranh
    giới các thuộc tính cơ bản của nhóm vật liệu chính. Một ví dụ là môđun đàn hồi riêng
    của kim loại được xác định bởi môđun đàn hồi E chia cho tỉ trọng ρ (E/ρ). Thông số
    này là một phép đo về hiệu năng sử dụng, trong các ứng dụng kết cấu giới hạn - biến
    dạng tới hạn - trọng lượng của các thành phần tuyến tính đàn hồi bị nén đơn trục. Hiện
    nay, các vật liệu kim loại kỹ thuật và hợp kim chính có giá trị gần giống nhau (E/ρ ≈
    26 MJkg
    -1
    ). Do đó, cách duy nhất để vượt qua giới hạn này trong vật liệu kim loại là
    thay thế một phần bằng các pha được hình thành từ những nguyên tử kim loại, với các
    nguyên tử của các nguyên tố ở trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev có liên kết
    chặt chẽ với nhau. Ví dụ là các gốm như Al
    2O3, B
    4
    O, SiC hoặc các dạng thù hình của
    cacbon (ví dụ như sợi cacbon môđun lớn hoặc kim cương) [18].
    - Lý do thứ hai, công nghệ tạo ra compozit đạt được một lượng thể tích oxit
    hoặc cacbit thêm vào một số kim loại quan trọng. Sắt là một vật liệu nền thường thấy
    và dễ kết hợp với rất nhiều các cacbit, nitrit hoặc (hiếm hơn) oxit bởi cacbon, khí nito
    và khí oxy hòa tan trong kim loại lỏng. Còn nhôm lỏng, mangan và đồng thì ngược lại
    không hòa tan cacbon. Do đó, cách duy nhất để thêm cacbit vào những kim loại này là
    tạo thành compozit; điều này xảy ra tương tự cho nhôm với các oxit hoặc nitrit. Hay
    nói cách khác, công nghệ MMCs nắm vai trò chìa khóa để nhôm, mangan hoặc đồng
    có khả năng tạo ra những cấu trúc và tính chất phong phú tương tự như cấu trúc và tính
    chất của hợp kim sắt [18].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1]. Lê Công Dưỡng (chủ biên) (2001), Vật liệu học, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà
    Nội.
    [2]. Nguyễn Đình Thắng (2006), Vật liệu kỹ thuật điện, NXB Khoa học - Kỹ thuật,
    Hà Nội.
    [3]. Nguyễn Doãn Ý (2003), Giáo trình Quy hoạch thực nghiệm, NXB Khoa học -Kỹ thuật, Hà Nội.
    [4]. Nguyễn Minh Thuyết (2005), Quy hoạch thực nghiệm, NXB Khoa học - Kỹ
    thuật, Hà Nội.
    [5]. Phạm Ngọc Diệu Quỳnh (2009), Nghiên cứu cơ chế thiêu kết bột thép gió siêu
    mịn hệ Fe-Mo-W và TiC, Luận án Tiến sĩ.
    [6]. Ngô Kiên Cường (2012), Nghiên cứu công nghệ chế tạo phôi vật liệu tổ hợp bền
    nhiệt, độ dẫn điện cao bằng phương pháp biến dạng tạo hình, Luận án Tiến sĩ.
    [7]. Nguyễn Hữu Đoàn, Vũ Lê Hoàng (2006), Nghiên cứu chế tạo má phanh máy
    bay L-39 bằng công nghệ ép nóng, Kỹ thuật và trang bị số 74, Hà Nội.
    [8]. Trung tâm nghiên cứu vật liệu học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2003),
    Báo cáo kết quả nghiên cứu chế thử ứng dụng guốc hãm đầu máy D10H bằng
    vật liệu tổng hợp, Hà Nội.
    Tiếng Nga
    [9]. Ποртной К.И., Бабuч Б.Н. (1974), Дисперсноупрочненные материалы.
    М.: Металлургия, c.199.
    [10]. Ποртной К.И., Бабuч Б.Н., Светлов И.Л. (1978), Композиционные
    материалы наникелевой основе. М.: Металлургия, c. 264.
    [11]. Денuсенко Э.Т., Феборченко И.М., Полушко А.П. и др. (1980),
    Порошковая металлургия, №4, c. 63-67.
    [12]. Кuнарuсов С.С., Левuнскuŭ Ю.В. (1979), Внутреннее окисление и
    азотироване сплавов. М.: Металлургия, c. 199.
    114
    [13]. Трефuлов В.И., Моuсеев В.Ф. (1978), Дисперсные частицы в тугоплавких
    металлах. Киев: Наукова Думка, c. 238.
    [14]. В. Шатт (1983), Порошковая металлургия спеченные и композиционные
    материлы, М.: Металлургия.
    Tiếng Anh
    [15]. A. Jayan P. M (2004), Nanocomposite Science and Technology, Wiley.
    [16]. A. S. Edelstein (1998), Nanomaterials: synthesis, properties, application, USA.
    [17]. Ahlberg E. (2004), 3M innovation will juice power lines, in The Wall Street
    Journal
    [18]. Andreas Mortensen and Javier Llorca (2010), Metal Matrix Composites, Annu.
    Rev. Mater. Res. 2010. 40:243-270
    [19]. Ashby M. F. (1993), Materials selection in mechanical design. Oxford:
    Pergamon Press.
    [20]. Baikalova Y. V. and Lomovsky O. I. (2000), Solid state synthesis of tungsten
    carbide in an inert copper matrix, Journal of Alloys and Compounds 297, pp.
    87-91.
    [21]. Benjamin J. (1970), Dispersion strengthened superalloys by mechanical
    alloying, Metallurgical and Materials Transactions B, 1, pp. 2943-2951.
    [22]. Benjamin J. and John S. (1992), Advances in powder metallurgy, Proceedings of
    the Novel Powder Metallurgy, San Francisco, CA, USA, Metal Powder
    Industries Federation, Princeton, NJ 7, pp. 155-168.
    [23]. Carl C. Koch (2002), Nanostructure material, Noys Publication, New York,
    USA.
    [24]. Chawla N. and Chawla K. K. (2006), Metal Matrix Composites, New York:
    Springer Verlag. pp. 401.
    [25]. Chawla N. and Chawla K. K. (2006), Metal Matrix Composite, Springer, USA,
    pp.5-8.
    [26]. Chung D. D. L. and Zweben C. (2000), Composites for electronic packaging
    and thermal management. In Comprehensive Composite Materials, Vol. 6:
    Applications, ed. MG Bader, K Kedwards, Y Saweda, pp. 701-725 (Ch. 6.38).
    Oxford, UK: Pergamon
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...