Sách Công Nghệ Bào Chế Dược Phẩm

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công Nghệ Bào Chế Dược PhẩmChuyên ngành" class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">S Đại học
    Tác giả: PGS.TS. Hoàng Minh Châu
    Sơ lược:
    Lời giới thiệu

    Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Dược sĩ đại học. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.

    Sách CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được PGS.TS. Hoàng Minh Châu (Chủ biên) và các tác giả PGS.TS. Lê Quan Nghiệm, TS. Lê Hậu, ThS. Nguyễn Nhật Thành biên soạn theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam.

    Sách CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ DƯỢC PHẨM đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy – học chuyên ngành đào tạo Dược sĩ đại học của Bộ Y tế thẩm định năm 2007. Bộ Y tế quyết định ban hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.

    Bộ Y tế chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành cuốn sách; Cảm ơn GS. Lê Quang Toàn, PGS.TS. Đỗ Hữu Nghị đã đọc và phản biện, để cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.

    Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.
    VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
    LỜI NÓI ĐẦU

    Thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, các ngành công nghệ ở nước ta đã và đang có nhiều tiến bộ và cống hiến đáng kể. Trong đó, công nghệ dược phẩm từ sự ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhiều ngành như công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tin học . để nghiên cứu phát triển, đã và đang có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, công nghệ dược phẩm vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đòi hỏi của kinh tế xã hội hiện nay và cho tương lai.

    Để tiến kịp và hoà nhập với các nước trong khu vực, ngoài một quyết tâm cao, đòi hỏi đội ngũ khoa học có chuyên môn sâu, lý thuyết đi đôi với thực tế, muốn vậy phải chú trọng công tác đào tạo. Chính vì thế, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành dược nước nhà nói chung và trong công tác đào tạo nhân lực dược nói riêng, Bộ môn Công nghiệp Dược, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cuốn “Giáo trình công nghệ bào chế dược phẩm” nhằm cung cấp cho học viên những thông tin, kiến thức cơ sở lý thuyết chuyên khoa cốt lõi nhất, kết hợp với thực tế đòi hỏi của ngành dược.

    Trong khuôn khổ chương trình khung của Bộ Y tế, có sự trao đổi, hội thảo về chương trình với Trường Đại học Dược Hà Nội và tham khảo chương trình của một số trường ở nước ngoài có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu như Trường Đại học Mahidol Thái Lan, Trường Đại học Paris Sud và Trường Đại học Bordeaux II CH Pháp, nội dung chính của giáo trình này là công nghệ sản xuất các dạng thuốc. Trước hết, dạng thuốc rắn phân liều và dạng thuốc vô (tiệt) trùng đã được biên soạn.

    Hy vọng cuốn sách góp phần hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên dược, cũng như bạn đọc có nhu cầu quan tâm, tham khảo khác.

    Lần đầu tiên xuất bản, chắc chắn cuốn sách còn nhiều khiếm khuyết, các tác giả mong nhận được sự góp ý của bạn đồng nghiệp cũng như độc giả để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

    TM. Các tác giả
    Chủ biên
    Hoàng Minh Châu



    Cuốn sách gồm ba phần chính, tương ứng với ba chương:Chương 1: Đại cương về công nghệ bào chế dược phẩm cung cấp các thông tin, kiến thức tối thiểu cần thiết cho học viên về những vấn đề đại cương chung đối với công nghệ bào chế dược phẩm, tạo cơ sở nâng cao hiểu biết, mở rộng tầm nhìn bao quát về lý thuyết và thực tế của ngành dược nước ta nói riêng và của khu vực cũng như trên thế giới nói chung. Từ đó, học viên có thể xác định vai trò và nhiệm vụ cho mình trong hiện tại và tương lai.
    Chương 2: Các quá trình công nghệ cơ bản trong công nghệ bào chế dược phẩm giúp cho học viên hiểu biết về những quá trình và thiết bị thường gặp trong công nghệ bào chế thuốc. Chương này trình bày các nguyên lý hoạt động cũng như phạm vi ứng dụng của những trang thiết bị, máy móc đó. Ngoài ra, trong chương này cũng trình bày sơ lược về cơ lý làm cơ sở cho sự tính toán, lựa chọn. Từ đó, củng cố hiểu biết của học viên để đào tạo con người làm chủ những trang thiết bị, máy móc cơ sở vật chất hiện đại.
    Chương 3: Công nghệ bào chế một số dạng thuốc với công nghệ mới kết hợp ứng dụng những phụ gia truyền thống và hiện đại vào các dạng thuốc viên như viên nén, viên bao, viên nang. Bên cạnh đó, dạng thuốc tiêm cũng được trình bày trong chương này.
    Giáo trình này được biên soạn theo khuôn mẫu chung của Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, là sự lựa chọn, thống nhất sau nhiều cuộc hội thảo và tập huấn về chương trình và viết giáo trình trong dự án nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
    Trong mỗi chương các bài được đánh số thứ tự tiếp theo bài của chương trước. Trước khi nghiên cứu học tập hoặc tham khảo vào nội dung chính của bài, học viên cần có một cái nhìn tổng quan và xác định được mục tiêu của mình với mục tiêu của bài. Để thực hiện mục tiêu đó, cần phải đọc những nội dung chính đã viết trong sách, bằng cách bám sát mục lục và dàn bài, học viên sẽ nhận ra được nội dung của bài cần đọc hay tham khảo.
    Sau quá trình học tập, nghiên cứu, học viên có thể tự kiểm tra đánh giá (lượng giá) kết quả tiếp thu nhờ phần câu hỏi lượng giá được ghi ở cuối mỗi bài.
    Với cách làm việc, học tập, nghiên cứu nghiêm túc, hy vọng sẽ đem lại hiệu quả xứng đáng cho học viên làm nền tảng cho sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn ngành nghề.[/B]
     
Đang tải...