Luận Văn Công nghệ ATM và mạng đa dịch vụ băng thông B-ISDN

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 26/11/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài “Công nghệ ATM và mạng đa dịch vụ băng rộng B-ISDN” hết sức mới mẻ và thú vị về nội dung cũng như tính thực tiễn của nó. Bởi B-ISDN là xu hướng của mạng viễn thông trong tương lai và công nghệ ATM được chọn là công nghệ then chốt của B-ISDN và là công nghệ của thế kỉ XXI.
    Mạng viễn thông hiện tại đang gồm nhiều mạng con, chúng đáp ứng các nhu cầu khác nhau một cách riêng rẽ ví dụ như mạng điện thoại, phát thanh, truyền hình . Điều đó gây khó khăn trong quản lí và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như trong vấn đề giải quyết tính hiệu quả và kinh tế của mạng viễn thông. Mặt khác, nhu cầu trao đổi thông tin không dừng lại ở số lượng, chất lượng và hình thức dịch vụ nhất định mà ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Do tính phức tạp và luôn biến động của nhu cầu khách hàng đã làm xuất hiện các loại hình dịch vụ mới từ các dịch vụ có tốc độ thấp đến các dịch vụ có tốc độ cao và siêu cao, từ các dịch vụ có tốc độ bit không đổi đến các dịch vụ có tốc độ bit thay đổi, ngoài ra còn đồi hỏi thời gian thực hay không, độ rộng băng tần ra sao .
    Cùng với sự xuất hiện các nhu cầu mới, khoa học kĩ thuật trong thời gian qua đã phát triển hết sức mạnh mẽ là một trong những động lực chính thúc đẩy mạng viễn thông phát triển. Điển hình là máy tính điện tử, công nghệ truyền dẫn, chuyển mạch Về máy tính, là một công cụ không thể thiếu trong việc phân tích, xử lí và lưu trữ thông tin và giá thành máy tính ngày càng giảm, các tính năng ngày được nâng cao. Trong lĩnh vực truyền dẫn, cáp sợi quang ra đời là một bước nhảy vọt bởi nó có những đặc tính quí trong truyền tin như cho phép truyền tải với tốc độ cao, độ tin cậy cao.
    Trước những động lực thúc đẩy nêu trên, xu hướng tất yếu của mạng viễn thông là phải phát triển thành mạng hợp nhất bằng cách tích hợp các mạng riêng thành mạng đa dịch vụ băng rộng B-ISDN. Tuy nhiên, công nghệ hiện tại trong mạng viễn thông -công nghệ truyền tải đồng bộ STM với kĩ thuật chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói không thể đáp ứng được các yêu cầu về mặt kĩ thuật của B-ISDN. Vì vậy cần thiết phải tìm ra một công nghệ mới, tối ưu hơn, và công nghệ truyền tải không đồng bộ ATM đã được tổ chức viễn thông thế giới IT&Tchọn làm công nghệ cơ bản cho B-ISDN nhờ những tính năng ưu việt của nó sẽ trình bày ở phần sau.
    Nội dung của đề tài gồm 4 chương:
    Chương I : Tổng quan về hiện trạng và xu hướng phát triển của
    B -ISDN và ATM.
    Chương II: Nguyên lý ATM.
    Chương III: Mô hình tham chiếu giao thức B -ISDN (B -ISDN PRM).
    Chương IV:Các dịch vụ B-ISDN và ứng dụng của ATM.
    Chương I nghiên cứu tổng quan về B-ISDN và ATM, ỏ đây nêu lên các động lực trong thực tế thúc đẩyB-ISDN phát triển và các ưu điểm của công nghệ truyền tải không đồng bộ ATM-công nghệ duy nhất đáp ứng tốt các yêu cầu của B-ISDN.
    Chương II giải quyết vấn đề về nguyên lí ATM trong đó trình bày về phương thức truyền tải không đồng bộ ATM bằng cách nghiên cứu cách thức cắt gói bản tin của ATM.Chính cấu tạo của tế bào ATM có kích thước không đổi 53 Byte trong đó có 5 Byte tiêu đề và 48 Byte mang tin người dùng đã tạo ra các ưu điểm của công nghệ ATM .Đó là ATM thực hiện ghép kênh không đồng bộ và thống kê cho mọi kiểu lưu lượng,với tốc độ bít thay đổi , tốc độ bít không xác định , khả năng sử dụng có hiệu quả tài nguyên của mạng .Điều này cho phép giảm thiểu các mạng riêng để đi đến một kiến trúc mạng đồng nhất kiểu đa phương tiện.ATM cho phép tiết kiệm các chi phí vận hành và bảo dưỡng .Trong quá trình truyền tin ATM không quan tâm tới bản chất thông tin là gì( tốc độ bit bằng bao nhiêu , độ rộng băng thế nào ) mà chỉ quản lý định tuyến thông qua 5 byte tiêu đề do vậy đã khắc phục được nhược điểm trễ của chuyển mạch gói và phát huy tốc độ nhanh , đáp ứng tức thời của chuyển mạch kênh.Các trường số liệu trong tiêu đề tế bào ATM giúp cho việc định tuyến và chuyển mạch được chính xác đảm bảo các yêu cầu về chất lượng dịch vụ.

    Chương III nghiên cứu về mô hình tham chiếu giao thức B-ISDN-PRM. Để đơn giản trong thiết kế và cài đặt mạng thì mô hình tham chiếu giao thức B-ISDN PRM có cấu trúc phân lớp và mặt phẳng.Theo cấu trúc phân lớp thì mô hình tham chiếu giao thức B-ISDN PRM được chia thành 4 lớp :
    +Lớp vật lý
    +Lớp ATM
    +Lớp AAL
    +Các lớp cao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...