Luận Văn Công nghệ adsl2+ và khả năng ứng dụng

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
    KHOA VIỄN THÔNG I

    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm gần đây, nhu cầu về thông tin đang phát triển như vũ bão trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ băng rộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
    Trong khi việc cáp quang hoá hoàn toàn mạng viễn thông chưa thực hiện được vì giá thành các thiết bị quang vẫn còn cao thì công nghệ đường dây thuê bao số (xDSL) là một giải pháp hợp lý. Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng công nghệ này và đã thu được thành công đáng kể. Ở Việt Nam công nghệ xDSL cũng đã được triển khai trong những năm gần đây và cũng đã thu được những thành công nhất định về mặt kinh tế cũng như giải pháp mạng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (năm 2003 tổng số thuê bao băng rộng trên thế giới là 60 triệu thuê bao đến năm 2005 đã đạt tới 107 triệu thuê bao). Tuy nhiên, do những giới hạn nhất định đặc biệt là về mặt công nghệ nên tốc độ truyền số liệu vẫn còn thấp chưa đáp ứng được hết những nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra trong những năm tiếp theo là áp dụng các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đặc biệt là nhu cầu về dịch vụ băng rộng.
    Trong khi công nghệ ADSL/ADSL2+ có thể cho phép cung cấp tốc độ đường xuống lên tới 8Mbps và 25Mbps tương ứng và ADSL2/ADSL2+ đã được chuẩn hoá bởi ITU, được phát triển bởi nhiều hãng cung cấp thiệt bị trên thế giới. Thì các công nghệ này là sự lựa chọn hợp lý có thể áp dụng vào mạng viễn thông nhằm đáp ứng được các dịch vụ băng rộng hiện tại và trong tương lai.
    Nhằm mục đích nghiên cứu công nghệ ADSL2/ADSL2+ và đưa ra đề xuất khả năng ứng dụng công nghệ này trên mạng viễn thông của Việt Nam, em đã chọn đề tài “CÔNG NGHỆ ADSL2+ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG”.
    Nội dung của đồ án bao gồm:
    Chương I: Mạng PSTN và NGN.
    Chương II: Họ công nghệ xDSL.
    Chương III: Công nghệ ADSL2, ADSL2+.
    Chương IV: Khả năng ứng dụng công nghệ ADSL2+
    Tuy nhiên, do công nghệ ADSL2, ADSL2+ còn mới mẻ và còn hạn chế về trình độ, thời gian cũng như những số liệu cần thiết nên trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. VÌ vậy em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và đóng góp ý kiến của các bạn.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU i
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH HÌNH VẼ vi
    DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU viii
    THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ix
    xi
    CHƯƠNG I MẠNG VIỄN THÔNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 12
    CỦA MẠNG TRUY NHẬP 12
    1.1 Mạng PSTN và NGN 12
    1.1.1 Mạng PSTN 12
    1.1.2 NGN 13
    1.2 Quá trình phát triển của mạng truy nhập lên xDSL 18
    1.2.1 Những vấn đề của mạng truy nhập truyền thống 19
    1.2.2 Mạnh truy nhập dưới quan điểm của ITU-T 20
    1.2.2.1 Định nghĩa 20
    1.2.2.2 Các giao diện của mạng truy nhập 20
    1.2.2.3 Mạng truy nhập ngày nay 21
    1.3 Các công nghệ truy nhập khác 23
    1.3.1 Công nghệ truy nhập sử dụng cáp đồng 23
    1.3.2 Công nghệ truy nhập sử dụng cáp sợi quang 25
    1.3.3 Công nghệ truy nhập vô tuyến 26
    CHƯƠNG II HỌ CÔNG NGHỆ xDSL 28
    2.1 Tổng quan 28
    2.2 Phân loại 28
    2.3 Ưu nhược điểm của xDSL 31
    2.4 Tình hình phát triển xDSL trên thế giới 32
    CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ ADSL2, ADSL2+ 38
    3.1 ADSL 38
    3.1.1 Giới thiệu chung về ADSL 38
    3.1.2 Mô hình tham chiếu của hệ thống ADSL 39
    3.1.3 Kỹ thuật truyền dẫn trong ADSL 40
    3.1.4 Các phương pháp điều chế trong ADSL 41
    3.1.5 Ghép kênh 45
    3.1.6 Cấu trúc khung và siêu khung 48
    3.1.7 Hiệu năng của ADSL 52
    3.1.8 Sửa lỗi trong ADSL 53
    3.2 Công nghệ ADSL2 53
    3.2.1 Các mô hình tham chiếu 53
    3.2.1.1 Mô hình chức năng ATU 53
    3.1.1.2 Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng 55
    3.2.1.3 Mô hình tham chiếu quản lý 55
    3.2.2 Một số tính năng mới của ADSL2 56
    3.2.2.1 Các tính năng liên quan đến ứng dụng 56
    3.2.2.2 Các tính năng liên quan đến PMS-TC 60
    3.2.2.3 Các tính năng liên quan đến PMD 62
    3.2.3 Kết luận về công nghệ ADSL2 73
    3.3 Công nghệ ADSL2+ 73
    3.3.1 Một số tính năng mới của ADSL2+ so với ADSL2 74
    3.3.2 Một số tính năng mới của ADSL2+ so với ADSL 79
    3.3.3 Kết luận về công nghệ ADSL2+ 80
    3.4 Kết luận 82
    CHƯƠNG IV KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ADSL2+ 83
    4.1 Triển khai các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao 83
    4.1.1 Truy nhập Internet tốc độ cao 83
    4.1.2 Truyền hình theo yêu cầu 85
    4.1.3 Truyền số liệu 87
    4.1.4 Hội nghị truyền hình 87
    4.1.5 Truyền hình và phát thanh 88
    4.1.6 Học tập từ xa 88
    4.1.7 Chơi Game tương tác trên mạng 88
    4.1.8 Chữa bệnh từ xa 88
    4.1.9 Làm việc tại nhà 89
    4.1.10 Mua hàng qua mạng 89
    4.2 Tránh ảnh hưởng của nhiễu xuyên âm 90
    4.3 Khả năng nâng cấp ADSL2+ từ ADSL 90
    4.3.1 Cấu trúc chung của mạng ADSL2+ 90
    4.3.2 Thiết bị đầu cuối phía nhà cung cấp 91
    4.3.3 Thiết bị phía khách hàng 92
    KẾT LUẬN 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...