Tài liệu Cộng đồng và dự án phát triển cộng đồng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cộng đồng và dự án phát triển cộng đồng

    1. Khái niệm cộng đồng
    1.1. Khái niệm
    Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng(Community) có nhiều tuyến nghĩa khác nhau.Khái niệm cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt là nhóm xã hội có lúc khá phân tán, chỉ được liên kết với nhau bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời trong thời gian nhất định chẳng hạn như: phong trào quần chúng, công chúng và đám đông. Như vậy, có thể phân thành hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất liên kết xã hội:
    - Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc trưng được xác định như: tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng đồng này được gọi là cộng đồng tính.
    - Dạng cộng đồng mà được xác định là nhóm người cụ thể, những nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều quy mô khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất như gia đình cho đén các quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này gọi là cộng đồng thể.
    Cộng đồng thể có 2 nghĩa:
    + Là một nhóm dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.
    + Là một nhóm dân cư có cùng mối quan tâm cơ bản.
    Trong bài viết này cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong một thực thể xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có cùng một giá trị cơ bản. Do đó, cộng đồng là một làng ,xã hay một huyện.

    1.2. Đặc tính của cộng đồng
    Cộng đồng thể hiện một số đặc tính là: sự đoàn kết xã hội, sự tương quan xã hội và cơ cấu xã hội.
    - Đoàn kết xã hội
    Theo quan niệm Mác-xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hoá lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng đồng đó. Quan niệm bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.
    ở Việt Nam, làng, xã đã có từ lâu đời, có giá trị tốt đẹp của cộng đồng tính. Sự phát triển của xã hội cùng với sự xuất hiện của đô thị hoá ngày càng tăng và cơ chế thị trường ngày càng ảnh hưởng rộng lớn, nên các giá trị của cộng đồng tính trong các làng, xã cũng ngày một giảm.
    Đoàn kết xã hội luôn được các nhà nghiên cứu cộng đồng coi là đặc tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Đây là ý chí và tình cảm của những người cùng sống trong một địa vực có những mối liên hệ về mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng. Quá trình tổ chức đời sống xã hội bởi các thiết chế xã hội lại càng thống nhất ý chí, tình cảm của cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn mực và biểu tượng riêng. Đây cũng là mục tiêu mà các cộng đồng đều mong muốn tập hợp và duy trì.
    Các lệch chuẩn xã hội xuất hiện trong cộng đồng là do mất ý thức đoàn kết xã hội, đi kèm theo đó là sự mất ý thức và nhân cách cá nhân.Ngược lại, khi các cá nhân đồng nhất với cộng đồng, hoà mình trong cộng đồng đã làm tăng tính đoàn kết xã hội đồng thời cũng làm tăng ý thức và nhân cách của cá nhân.
    Cộng đồng tồn tại được là do từng thành viên trong các nhóm thành viên của cộng đồng có tiếng nói thống nhất trong các hành động tập thể, khi không còn tâm thức chung tì cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn.Chẳng hạn, trong các làng, xã hiện đang tồn tại các nhóm thành viên(tổ chức xã hội) như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, một khi các thành viên của nhóm có cùng tiếng nói và ý chí thì sức mạnh của nhóm sẽ tăng lên, các nhóm thành viên đều hướng theo sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền ở địa phương thì sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng được củng cố và trở thành làng/xã mạnh.
    - Sự liên kết xã hội
    Đây là sự tương quan giữa người với người, có tính kết hợp hay những phản ứng tương hỗ, theo đó con người được gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn. Sự tương quan và kết hợp giữa các thành viên trong cộng đồng được biểu hiện qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày và củng cố thêm sự đoàn kết trong cộng đồng.
    Các cộng đồng ở nông thôn, do sự phân tán về nghề nghiệp không cao nên các thành viên trong cộng đồng thường xuyên quan hệ với nhau trong công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự phân tán nghề nghiệp khá cao. Chính vì thế, sự đoàn kết trong cộng đồng ở nông thôn thường cao hơn cộng đồng ở đô thị.
    Kiểu liên kết cao nhất trong cộng đồng chính là các quan hệ mang tính hội nhập, ở đó có mức độ hợp tác tích cực giữa các cá nhân trong các đoàn thể hay hội mà các cá nhân đó tham gia. Như vậy, ở góc độ cá nhân, khi một người tham gia nhiều các hội, đoàn thể thì người đó có mối quan hệ rộng.
    - Các cơ cấu xã hội
    Khi không có giá trị chung, không có sự định hướng để quy tụ nhau hay không có những quy tắc ứng xử của các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở xã hội để tạo thành cộng đồng. Những định hướng, những qui tắc này được nằm trong tổ chức đoàn thể của cộng đồng, chẳng hạn các hương ước, nội qui, qui chế là do làng, xã đặt ra. Quá trình thể chế hoá các giá trị chuẩn mực trong các tổ chức xã hội tương đương là bước quan trọng để các liên kết xã hội trong cộng đồng được bền vững và có giá trị đối với tất cả mọi người, tạo nên sức mạnh của cộng đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...