Thạc Sĩ Cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Phạm vi nghiên cứu 3
    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 4
    6. Cấu trúc đề tài . 6
    PHẦN NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỘNG ĐỒNG
    CÁC DÂN TỘC VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN
    NHIÊN 7
    1.1. Cơ sở lý luận về cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
    nguyên thiên nhiên (TNTN) . 7
    1.1.1. Cộng đồng các dân tộc . 7
    1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 10
    1.1.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc với TNTN 13
    1.2. Cơ sở thực tiễn 15
    1.2.1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam . 15
    1.2.2. Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng ở Việt Nam 19
    1.2.3. Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng ở Hà Giang 22
    CHƯƠNG 2. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VÀ NGUỒN TÀI
    NGUYÊN ĐẤT, RỪNG Ở CÁC HUYỆN VÙNG CAO NÚI ĐÁ
    PHÍA BẮC TỈNH HÀ GIANG 26
    2.1. Khái quát chung về đặc điểm môi trường tự nhiên, dân cư,
    dân tộc và sự phân hóa lãnh thổ tỉnh Hà Giang .
    26
    2.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các
    huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang 29
    iv
    2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ . 29
    2.2.2. Đặc điểm địa chất . 30
    2.2.3. Đặc điểm địa hình . 32
    2.2.4. Khí hậu - Thời tiết 32
    2.2.5. Đặc điểm thủy văn và nguồn nước . 33
    2.2.6. Đặc điểm thổ nhưỡng . 34
    2.2.7. Thảm thực vật, động vật . 34
    2.2.8. Tài nguyên khoáng sản 34
    2.3. Cộng đồng dân tộc các huyện vùng cao núi đá Hà Giang . 35
    2.3.1. Số dân và gia tăng dân số . 35
    2.3.2. Nguồn lao động và sử dụng lao động . 37
    2.3.3. Thành phần dân tộc 38
    2.3.4. Đặc điểm văn hóa của một số dân tộc vùng cao núi đá 41
    2.3.5. Tập quán sản xuất và phương thức canh tác của các dân tộc
    vùng cao núi đá Hà Giang 45
    2.4. Đặc điểm tài nguyên đất, rừng và tri thức bản địa của một số
    dân tộc trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 53
    2.4.1. Đặc điểm tài nguyên đất, rừng các huyện vùng cao núi đá 53
    2.4.2. Tri thức bản địa của một số dân tộc trong việc khai thác và sử
    dụng tài nguyên đất, rừng . 57
    2.5. Tác động của cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
    nguyên đất rừng ở vùng cao núi đá Hà Giang 65
    2.5.1. Những tác động theo chiều hướng tích cực 65
    2.5.2. Những tác động theo chiều hướng tíêu cực đến tài nguyên, môi
    trường . 70
    CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ
    DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG Ở CÁC
    HUYỆN VÙNG CAO NÚI ĐÁ HÀ
    GIANG
    75
    v
    3.1. Khái quát hiện trạng kinh tế - xã hội vùng . 75
    3.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 75
    3.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế vùng cao núi đá . 76
    3.1.3. Thực trạng phát triển công
    nghiệp
    77
    3.1.4. Thương mại - Dịch vụ 77
    3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 78
    3.1.6. Thực trạng giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống dân cư 79
    3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng 81
    3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội . 81
    3.2.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm
    2015 và tầm nhìn 2020 . 82
    3.2.3. Mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực . 83
    3.3. Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng bền vững
    vùng cao núi đá Hà Giang 89
    3.3.1. Định hướng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài
    nguyên đất ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang . 89
    3.3.2. Định hướng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài
    nguyên rừng ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang . 98
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
    PHỤ LỤC 109

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Cao nguyên đá Đồng Văn là tên gọi chung cho khu vực lãnh thổ gồm 4
    huyện vùng cao núi đá phía bắc của tỉnh Hà Giang: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo
    Vạc, Đồng Văn. Đây là một trong những cao nguyên đá vôi đặc biệt của nước
    ta, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các du khách đến tham quan du lịch và
    những nhà nghiên cứu khoa học, bởi phong cảnh hùng vĩ của cao nguyên đá
    với hàng loạt sườn vách và thung lũng, hình thành dọc theo các đứt gãy làm
    nên các hẻm vực sâu, nhiều kiểu địa hình khác như sườn xâm thực - bóc mòn,
    rừng đá, hoang mạc đá, các núi đá vôi dạng kim tự tháp, các nếp uốn Cao
    nguyên đá Đồng Văn là địa bàn cư trú của 17 dân tộc anh em, với sự đa dạng
    về văn hóa, phong tục tập quán; đó là các dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô , Tày,
    Nùng, Giáy, Cờ lao, Pu Péo, Bố Y, Hoa .Mỗi dân tộc, tùy theo trình độ phát
    triển, tập quán sản xuất và bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian .
    Sự quần cư của nhiều tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo
    nên bản sắc văn hóa độc đáo nhất trong cộng đồng dân tộc sinh sống ở Hà
    Giang. Những phương thức canh tác độc đáo, các giá trị văn hóa được truyền
    lại từ nhiều đời qua nhiều thế hệ của những con người sống trong điều kiện
    môi trường thiên nhiên khắc nhiệt, thiếu đất canh tác, nguồn nước khan hiếm,
    tài nguyên rừng bị suy thoái và khó phục hồi. Trong suốt bề dày lịch sử, họ đã
    tạo dựng cho mình kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện kỹ năng
    thích ứng và hoà đồng với thiên nhiên trong lao động sản xuất, các lĩnh vực
    sinh hoạt cộng đồng. Người dân sống quyện với đá, dọn đá để dựng nhà, khoét
    đá tìm dòng nước ngọt. Đá dựng thành tường rào, giữ nước, giữ đất để có
    ruộng bậc thang; đá thành rừng, thành luỹ để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Các
    giá trị di sản thiên nhiên độc đáo đều gắn chặt với những nét đẹp văn hoá đặc
    sắc của các dân tộc.
    2
    Tuy nhiên, đây cũng là vùng có điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt, địa
    hình núi đá là chủ yếu, thiếu đất và nước cho sản xuất và sinh hoạt, các nguồn
    tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sinh kế của người dân hạn chế. Đồng thời,
    đây cũng là địa bàn cư trú chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí
    thấp. Cho đến nay, 4 huyện vùng cao núi đá vẫn nằm trong danh sách 62 huyện
    nghèo nhất cả nước theo Chương trình đầu tư phát triển của Chính phủ từ năm
    2008. Việc hình thành và phát triển cao nguyên địa chất Đồng Văn thực chất là
    mô hình phát triển kinh tế - xã hội mới, một dự án đầu tư lớn, dài hạn cho cả 4
    huyện vùng cao núi đá nên cần một cơ chế quản lý đặc thù. Do vậy, với mong
    muốn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm môi trường tự nhiên, những giá trị văn hóa
    dân tộc và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của cộng đồng các dân tộc
    nơi đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Cộng đồng dân tộc với việc sử
    dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh
    Hà Giang”
    2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    2.1. Mục tiêu của đề tài
    Đề tài vận dụng cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa dân số - tài nguyên
    và môi trường vào nghiên cứu một vùng lãnh thổ. Cụ thể là làm rõ vấn đề khai
    thác, sử dụng tài nguyên đất, rừng của cộng đồng dân tộc ít người trên vùng
    cao nguyên đá phía bắc tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó bước đầu đưa ra các giải
    pháp mang tính khuyến nghị hướng tới sự phát triển bền vững.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mối quan hệ dân số (cụ thể ở đây là cộng
    đồng dân tộc ít người) - tài nguyên - môi trường.
    - Thu thập nguồn thông tin tư liệu, tìm hiểu thực tế để phân tích đặc điểm môi
    trường tự nhiên, đặc điểm văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của cộng đồng
    dân tộc vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang.
    3
    - Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của cộng đồng các dân tộc
    với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Về không gian: Phạm vi 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc Hà Giang.
    - Về thời gian: Nguồn thông tin tư liệu tập trung trong thời gian từ năm
    2000 đến 2009.
    4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ
    cộng đồng dân tộc và khai thác sử dụng tài nguyên đã được các nhà khoa học
    trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
    Xuất phát từ những mục đích khác nhau, các nghiên cứu về dân tộc và
    cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ với việc khai thác, sử dụng tài nguyên
    thiên nhiên được đặc biệt quan tâm. Đáng chú ý là công trình của Donovan D.,
    Rambo T.A, Fox J., Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên: “Những xu hướng phát
    triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam” [1997]; Furuta Moto (Nhật Bản) với
    “Chính sách dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam” (Luận án Tiến Sĩ) [1989];
    Gần đây, các tổ chức phi Chính phủ qua hợp tác với phía Việt Nam thực hiện
    một số dự án về đói nghèo, môi trường - sinh thái, quan hệ tộc người ở miền
    núi cũng có những nghiên cứu đáng quan tâm. Tiêu biểu trong số này là công
    trình Chương trình người dân vùng cao, do UNDP, UNV và Uỷ ban Dân tộc
    và Miền núi thực hiện năm 2001. Bên cạnh việc đề cập tới lĩnh vực văn hoá
    dân tộc, nhiều công trình nghiên cứu khác đã đề cập tới vấn đề phát triển kinh
    tế - xã hội và bảo vệ môi trường, chính sách dân tộc ở vùng miền núi dân tộc
    Việt Nam, như “Cộng đồng dân tộc Tây Bắc Việt Nam và thuỷ điện” [Diệp
    Đình Hoa - 1996]; “Đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở các tỉnh
    miền núi phía Bắc – Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn” [Nguyễn Cúc, Ngô
    Ngọc Thắng, Đoàn Minh Huấn (đồng chủ biên) - 2005]; Hội thảo khoa học
    4
    “Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập
    WTO” do Viện dân tộc học, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi tổ chức thực hiện
    năm 2008.
    Nghiên cứu về cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất,
    rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía b ắc tỉnh Hà Giang là một đề tài khá
    mới mẻ. Có thể tìm thấy trong một số tài liệu liên quan như: Nghiên cứu đầu tư
    bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang. (Nguyễn
    Thị Diên); Nghiên cứu chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học cấp làng bản trên
    cơ sở kiến thức bản địa (Lê Duy Đại - Triệu Đức Thạnh); Các dân tộc ở Hà
    Giang; Địa lí tỉnh Hà Giang. (Tố Linh - Hoàng Xuân Tý); Thu thập và sử
    dụng kiến thức bản địa (Phạm Quang Hoan - Hùng Đình Quý); Văn hoá truyền
    thống người Dao ở Hà Giang (Trường Lưu - Hùng Đình Quý); Văn hoá dân
    tộc Mông (Vương Duy Quang); Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện
    khó khăn của môi trường địa lý vùng cao biên giới qua thực tế cao nguyên
    Đồng Văn - Lũng Cú - Hà Giang (Vũ Như Vân và nnk - Đề tài cấp Bộ B2006).
    Nhìn chung, những nghiên cứu này đã phản ánh thực trạng đời sống kinh
    tế - văn hoá - xã hội của cộng đồng các dân tộc nói chung và các dân tộc ở Hà
    Giang nói riêng, là nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà qui hoạch, cơ quan quản
    lí nhà nước tham khảo, trên cơ sở đó nghiên cứu phục vụ quy hoạch và chiến
    lược phát triển KT-XH vùng cao Hà Giang.
    5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1. Quan điểm nghiên cứu
    - Quan điểm hệ thống
    Dân cư, dân tộc và tài nguyên thiên nhiên cần phải được đặt trong mối
    quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia. Đó là cơ sở đầu tiên
    giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy,
    nghiên cứu cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các
    huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang trong mối liên hệ với tỉnh Hà
    5
    Giang, vùng Trung du – Miền núi Bắc Bộ và cả nước. Bản thân vấn đề dân tộc,
    tài nguyên đất, rừng cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan
    hệ qua lại.
    - Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
    Các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường rất phong phú
    và đa dạng. Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều
    chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng
    khác. Vì vậy, cần vận dụng quan điểm này để nghiên cứu các vấn đề tự nhiên,
    kinh tế - xã hội, môi trường vùng cao núi đá phía Bắc tỉnh Hà Giang.
    - Quan điểm lịch sử
    Mỗi hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội đều tồn tại trong một
    thời gian nhất định. Theo quan điểm này, khi xem xét một hiện tượng địa lý tự
    nhiên, kinh tế - xã hội phải tìm hiểu quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho
    hiện tại và dự báo phát triển trong tương lai.
    - Quan điểm phát triển bền vững
    Khi nghiên cứu vấn đề phát triển vùng miền núi dân tộc cần phải chú ý
    đến vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống để đảm bảo sự phát
    triển bền vững. Mọi phương hướng và giải pháp cần được xây dựng dựa trên
    quan điểm này.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu liên
    quan tới nội dung nghiên cứu bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà
    nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, các
    thống kê của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức , cá nhân về vấn đề
    nghiên cứu.
    - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí kết
    quả nghiên cứu, tổng hợp các tiêu chí để phân tích, đánh giá tình hình phát
    triển KT - XH vùng.
    6
    - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đề tài tiến hành chọn điểm liên quan
    đến các địa bàn ở các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, . cư trú để khảo sát thu
    thập thông tin thực tế. Đồng thời, tác giả tiếp cận với người dân để quan sát tập
    quán sản xuất, phong tục, đặc điểm văn hóa . của đồng bào các dân tộc trong
    vùng, cùng những hệ quả hoạt động thực tiễn của cộng đồng đối với việc giữ
    gìn và tiếp biến văn hoá dân tộc mình trong ứng xử với môi trường tự nhiên và
    xã hội.
    - Phương pháp chuyên gia: Đề tài có sử dụng ý kiến đóng góp của các
    chuyên gia về vấn đề văn hoá và dân tộc . Những ý kiến của các chuyên gia
    góp phần nâng cao giá trị của các kết luận khoa học và bổ sung cho tính hiện
    thực của các giải pháp do tác giả đề tài kiến nghị.
    - Phương pháp sử dụng các kĩ thuật phụ trợ: ứng dụng CNTT để biên vẽ
    và thành lập bản đồ, vẽ biểu đồ.
    6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
    dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cộng đồng các dân tộc với việc sử
    dụng tài nguyên thiên nhiên.
    Chương 2. Cộng đồng các dân tộc và nguồn tài nguyên đất, rừng ở các huyện
    vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang.
    Chương 3. Định hướng và giải pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
    đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang

    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
    VỚI VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VỚI VIỆC SỬ
    DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
    1.1.1. Cộng đồng các dân tộc
    Thuật ngữ dân tộc (tộc người) được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ “ethnos”
    dùng để chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự
    nhiên - lịch sử. Mỗi cộng đồng tộc người được đặc trưng bởi những dấu hiệu
    như cùng chung tiếng nói, lãnh thổ, đặc điểm lối sống văn hoá và ý thức tự giác
    dân tộc. Trong một số trường hợp, những dấu hiệu như cùng chung lãnh thổ có
    thể đóng vai trò kém quan trọng hơn.
    Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một
    quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước k hi dân tộc xuất hiện,
    loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ
    lạc, bộ tộc.
    Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ
    nghĩa được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến.
    Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng
    hoá đã làm cho các bộ tộc gắn bó với nhau. Nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xoá
    bỏ, thị trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành
    thị trường dân tộc. Cùng với quá trình đó, sự phát triển đến mức độ chín muồi
    của các nhân tố ý thức, văn hoá, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổ đã làm cho
    các dân tộc xuất hiện. Chỉ đến lúc đó, tất cả lãnh địa của các nước phương Tây
    mới thực sự hợp nhất lại, tức là chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân
    tộc được hình thành.
    8
    Ở một số nước phương Đông, do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc
    thù, đặc biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước,
    dân tộc đã hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. Loại hình dân
    tộc tiền tư bản đó xuất hiện trên cơ sở một nền văn hoá, một tâm lý dân tộc đã
    phát triển đến độ tương đối chín muồi, nhưng lại dựa trên cơ sở một cộng đồng
    kinh tế tuy đã đạt tới mức độ nhất định nhưng nhìn chung còn kém phát triển
    và còn ở trạng thái phân tán.
    Một số nhà dân tộc học Việt Nam cho rằng, cộng đồng tộc người hay dân
    tộc phải được coi là đơn vị cơ bản để tiến hành xác minh thành phần các dân
    tộc. Thông qua nhiều hội thảo khoa học, hầu hết các ý kiến đều tán thành các
    chỉ tiêu xác định thành phần dân tộc là tiếng nói, đặc điểm văn hoá và ý thức tự
    giác dân tộc. Phần lớn các nhà dân tộc học Liên Xô (trước đây) đều cho rằng:
    cộng đồng tộc người đồng nghĩa với dân tộc. Về nguyên tắc, phân loại dân tộc
    đều thống nhất rằng: các cộng đồng dân tộc khác nhau không phải theo một
    đặc trưng nào đó mà theo tổng thể của một số đặc trưng, đó là:
    Cùng nói một ngôn ngữ hay nói cách khác, mỗi dân tộc đều có tiếng nói
    riêng của mình. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một phương tiện để giao lưu
    mà còn là một phương tiện để phát triển các hình thái quan trọng đối với đời
    sống văn hoá tinh thần của họ. Ngôn ngữ liên quan mật thiết đến bản tính tộc
    người, không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các tên gọi dân tộc lại trùng lặp với
    ngôn ngữ của họ. Vì vậy, trong tất cả các đặc trưng của dân tộc thì ngôn ngữ là
    đặc trưng quan trọng nhất.
    Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Các mối quan hệ kinh tế là
    cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc tạo nên nền tảng vững
    chắc của cộng đồng các dân tộc.
    Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong văn hoá
    dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn
    hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Văn Bào, (1996), Nghiên cứu một số biện ppháp kĩ thuật chủ yếu
    góp phần tăng năng xuất ngô ở Hà Giang.
    2. Hoàng Hữu Bình, (2006), Những tác động của yếu tố văn hoá - xã hội trong
    quản lí nhà nước đối với tài nguyên môi trường trong quá trình công
    nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia.
    3. Hoàng Hữu Bình, (2005), Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình thực
    hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc miền núi,
    Nxb Chính trị Quốc gia.
    4. Hoàng Hữu Bình, (1998), Các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc Việt
    Nam và môi trường, Nxb Khoa học xã hội.
    5. Lịch sử Đảng bộ huyện Quản Bạ, (1976 - 2000), Hà Giang - 2002.
    6. Lịch sử Đảng Bộ huyện Yên Minh, (1944 - 2000), Hà Giang – 2003.
    7. Lịch sử Đảng Bộ huyện Mèo Vạc, (1962 - 2002), Hà Giang – 2002.
    8. Lê Mông Chân - Lê Thị Huyên, (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp
    9. Phạm Đức Dương, (2001), Hà Giang đổi mới và phát triển.
    10. Lê Quốc Doanh - Hà Đình Tuấn, (2006), Canh tác trên đất dốc bền vững,
    Nxb Nông nghiệp.
    11. Nguyễn Văn Doãn và nnk, (2007), Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
    tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang.
    12. Lê Duy Đại - Triệu Đức Thanh, (2008), Các dân tộc tỉnh Hà Giang, Nxb
    Thế giới.
    13. Bế Viết Đẳng ( Chủ biên), (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển
    kinh tế - xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia.
    14. Phạm Văn Điển - Phạm Thị Huyền, (2005), Kĩ thuật xây dựng và phát triển
    rừng cung cấp lâm sản ngoài gỗ ở vùng núi - Trung du Việt Nam. Nxb
    Nông nghiệp.
    107
    15. Nguyễn Văn Huy, (1997), Bức trang văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb
    Giáo Dục.
    16. Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên), (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng
    biên giới phía Bắc, Nxb Văn hoá dân tộc.
    17. Phạm Quang Hoan - Hùng Đình Quý, (1999), Văn hoá truyền thống người
    Dao ở Hà Giang, Nxb Văn hoá Dân tộc.
    18. Phạm Xuân Hoàn (chủ biên), (2004), Một số vân đề trong lâm học nhiệt
    đới, Nxb Nông nghiệp.
    19. Hoàng Hoa Toàn - Nguyễn Chí Huyên, (1998), Đại cương dân tộc học,
    Nxb ĐHSP Thái Nguyên.
    20. Bùi Quang Toà n, (1974), Kĩ thuật canh tác trên nương đã định canh, Nxb
    Nông thôn.
    21. Đặng Thị Thanh - Đỗ Minh Tuấn, (2001), Hà Giang đấu tranh xây dựng
    và phát triển.
    22. Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lý Kinh tế - xã hội đại cương. Nxb Đại học
    Sư phạm, Hà Nội.
    23. Dương Quỳnh Phương, (2007), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
    nguyên đất và rừng. Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở tỉnh Thái
    Nguyên. Luận án Tiến sỹ địa lí.
    24. Dương Quỳnh Phương, (1998), Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài
    nguyên thiên nhiên ở huyện miền núi Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên. Luận
    văn thạc sĩ Địa lý học.
    25. Đỗ Đức Lợi, (2008), Văn hoá dân tộc Giáy, Nxb Văn hoá dân tộc.
    26. Trường Lưu - Hùng Đình Quý, (1996), Văn hoá dân tộc Mông, Nxb Viện
    văn hóa - Bộ văn hoá thông tin.
    27. Hùng Đình Quý, (1995), Hà Giang quê hương tôi, Nxb Văn hoá thông tin.
    28. Trần Hữu Sơn, (2001), Xây dựng đời sống văn hoá ở vùng cao, Nxb Văn
    hoá dân tộc.
    108
    29. Chu Thái Sơn, (chủ biên), (2004), Các đề án phát triển sự nghiệp văn hoá
    thông tin tỉnh Hà Giang. Sở văn hoá thông tin tỉnh Hà Giang.
    30. Vương Duy Quang, (2000), Văn hoá tâm linh của người H’Mông ở Việt
    Nam, Nxb Văn hoá thông tin.
    31. Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2004, 2008. Cục thống kê tỉnh Hà
    Giang
    32. Hà Giang tiềm năng và cơ hội đầu tư 2008. Tập san.
    33. Đồng tác giả, (1996), Văn hoá và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam,
    Nxb Văn hoá dân tộc.
    34. Văn Kiên Đại hôi Đảng Bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIV, Nhiệm kì 2005 -2010.
    35. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tỉnh Hà
    Giang, (2007), Khái lược nông thôn và nông nghiệp Hà Giang qua con số
    thống kê.
    36. Viện dân tộc học, (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Khoa học
    xã hội.
    37. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, (2009), Dân số
    Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...