Tiểu Luận Cộng đồng chính trị an ninh ASEAN : hợp tác quốc phòng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Khái quát về cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC)

    Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài ; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung.
    Kế hoạch hành động xây dựng APSC (được thông qua tại Cấp cao ASEAN-10, tháng 11/2004) đã khẳng định lại các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội và đề ra 6 lĩnh vực (thành tố) hợp tác chính gồm: (i) Hợp tác chính trị; (ii) Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; (iii) Ngăn ngừa xung đột; (iv) Giải quyết xung đột; (v) Kiến tạo hòa bình sau xung đột; và (vi) Cơ chế thực hiện. Kèm theo đó là danh mục 75 hoạt động cụ thể để xây dựng APSC. Tuy nhiên, Kế hoạch hành động về APSC cũng như Chương trình hành động Viên Chăn (VAP) không quy định mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện đối với các hoạt động thuộc 6 thành tố nói trên. Kế hoạch tổng thể về APSC mà ASEAN đang soạn thảo sẽ tập trung vào khía cạnh này, cụ thể hóa các hoạt động hợp tác về chính trị-an ninh.
    Việc thực hiện VAP và KHHĐ về APSC đã đạt được những tiến triển tích cực. Hầu hết các biện pháp/hoạt động đã hoàn tất và đang được triển khai nằm trong 3 lĩnh vực đầu (Hợp tác chính trị; Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực và Ngăn ngừa xung đột), trong đó tiến triển mới đáng chú ý là hoàn tất xây dựng Hiến chương ASEAN, hình thành cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, ký kết Công ước ASEAN về chống khủng bố, . Tuy nhiên, đối với 2 lĩnh vực còn lại (Giải quyết xung đột và Kiến tạo hòa bình sau xung đột) hầu như chưa có hoạt động nào được triển khai chủ yếu do các nước còn dè dặt, vì đây là những lĩnh vực mới và có phần phức tạp, nhạy cảm.
    Trên cơ sở tiếp nối Kế hoạch hành động về APSC và Chương trình hành động Viên-chăn (hợp phần ASC) và phù hợp với quyết tâm rút ngắn xây dựng Cộng đồng ASEAN, ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể về APSC, nằm trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào 2015 được thông qua tại Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009). Các nội dung hợp tác trong Kế hoạch tổng thể cơ bản dựa trên các nội dung đã nêu trong Kế hoạch hành động ASC, bổ sung thêm mục hợp tác với bên ngoài và được sắp xếp lại, hướng tới xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh với ba đặc trưng chính: một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; một Khu vực gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một Khu vực năng động, rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau.
    Để triển khai Kế hoạch tổng thể, Hội đồng APSC họp lần thứ hai tháng 7/2009 tại Phuket, Thái Lan, đã nhất trí tập trung thực hiện 13 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có triển khai DOC và triển khai SEANWFZ.
    B. Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN
    I. Những vấn đề pháp lý
    1. Các thiết chế pháp lý
    a, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước Asean(ADMM)
    b, Hội nghị quan chức cao cấp quốc phòng Asean (ADSOM)
    2. Hoạt động hợp tác quốc phòng của Asean
    a, Xây dựng lòng tin
    b, Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa
    c, Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống
    d, Hợp tác quốc phòng với các quốc gia và tổ chức bên ngoài khu vực
    II. Thực tiễn hợp tác quốc phòng của ASEAN
    III. Vai trò và triển vọng của Cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN

    1. Vai trò của Cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN
    2. Triển vọng của cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...