Tiểu Luận Cộng đồng asean: Trong nhận thức và quan điểm của việt nam

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRONG NHẬN THỨC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM

    PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ

    Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, VASS

    Tháng 11/2003, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 họp ở Bali, Inđônêxia,

    các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II, trong đó đề ra mục

    tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC),

    Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hoá- Xã hội ASEAN (ASCC).

    Với việc xây dựng thành công AC, Tầm nhìn ASEAN năm 2020 về một cộng đồng

    các quốc gia Đông Nam Á gắn kết với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng

    động, một khu vực kinh tế phát triển và một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, mà các

    nhà lãnh đạo ASEAN đã đề ra từ tháng 12/1997 tại Kuala Lumpur, sẽ được hiện thực hoá.

    Xây dựng Cộng đồng ASEAN là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước thành

    viên, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, nước ta đã tích cực

    tham gia và có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng AC. Những đóng góp đó của Việt

    Nam xuất phát từ những nhận thức và quan điểm tích cực của nước ta về AC và các trụ cột

    của nó. Vậy Việt Nam đã nhận thức về AC như thế nào ? Những nhận thức đó có gì khác so

    với nhận thức của các nước thành viên khác ? Đó là những nội dung mà bài viết này sẽ đề

    cập tới.

    1. Khái quát về kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

    Bước vào thế kỷ XXI, ASEAN đứng trước những cơ hội phát triển mới nhưng cũng

    phải đối phó với những thách thức không nhỏ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và cạnh tranh

    quyền lực giữa họ với Nhật Bản và Mỹ ở Đông Nam Á, vấn đề biển Đông và hàng loạt

    thách thức an ninh phi truyền thống (xung đột tôn giáo sắc tộc, buôn bán ma tuý, vũ khí

    xuyên biên giới, tội phạm có tổ chức), các căng thẳng song phương giữa các nước thành

    viên đã khiến cho môi trường an ninh khu vực trở nên rất bấp bênh. Về phương diện kinh

    tế, nguy cơ tái bùng nổ khủng hoảng vẫn tiếp tục tiềm ẩn. Tiến trình hội nhập kinh tế khu

    vực được chính thức khởi động từ đầu 1993 chưa đưa lại kết quả mong đợi. Mặc dù buôn

    bán nội khối tăng lên, nhưng tỷ trọng buôn bán nội khối trong tổng buôn bán quốc tế của

    ASEAN vẫn chỉ khoảng 25 %, tức là cao hơn không đáng kể so với trước khi AFTA được

    xây dựng.

    Nếu tình hình trên không được cải thiện, ASEAN có thể bị tụt hậu về kinh tế và mất

    vai trò chính trị trong khu vực.

    Nhận thức được điều đó, ngay từ khi mới bước vào thế kỷ XXI, Tổng thống Philippin

    Gloria Macapagal Arroyo đã khẳng định: “Trong một thế giới bất ổn về an ninh và biến

    động liên tục về kinh tế, chúng ta biết rằng, từng nước riêng rẽ Đông Nam Á, ngay dù rộng

    lớn như Inđônêxia hay tiên tiến về kinh tế như Xingapo, không thể có hoà bình, không thể

    phát triển, không thể hy vọng có thịnh vượng, không thể có niềm tin vào tương lai, trừ khi

    chúng ta cùng sát cánh bên nhau, góp chung của cải, chia sẻ ngày càng nhiều các mối quan

    tâm chung, tin tưởng lẫn nhau và ngày càng nói chung một tiếng nói trên các diễn đàn của

    thế giới.”

    Nhận thức trên của Tổng thống Philippin đã nhận được sự chia sẻ của các nhà lãnh

    đạo các nước thành viên khác của ASEAN. Chính nhận thức đó đã thúc đẩy họ tổ chức Hội

    nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali tháng 11/2003. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo

    khu vực đã tập trung thảo luận về những vấn đề thuộc mối quan ngại chung của tất cả các

    nước thành viên, kể cả những phát triển chính trị và kinh tế, đặc biệt là tình hình mới nhất ở

    bán đảo Triều Tiên, những nguy cơ mới về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề Irắc, vấn đề Trung

    Đông . Những cuộc thảo luận đã dẫn tới một nhận thức chung rằng Đông Nam Á "đang

    phải đối mặt với những thách thức do sự thay đổi cơ bản trên sân khấu chính trị toàn cầu."2

    Để ứng phó với những thay đổi đó cũng như những thách thức hiện nay và trong tương lai,

    các nhà lãnh đạo ASEAN đã "nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự gắn kết ở mức độ cao

    hơn bằng những nỗ lực để hoàn thành được những mục tiêu của Tầm nhìn ASEAN 2020."3

    Để đạt được các mục tiêu trên, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II

    (DAC II). Mục đích của DAC II là nhằm "tái khẳng định ASEAN với tư cách là một sự hoà

    hợp giữa các quốc gia Đông Nam Á, được bao bọc với nhau bằng quan hệ đối tác trong sự

    phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội chăm lo lẫn nhau.
     

    Các file đính kèm:

    • my-.pdf
      Kích thước:
      279.2 KB
      Xem:
      2
Đang tải...