Thạc Sĩ Công cuộc xóa nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1- Lí do chọn đề tài


    Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Vừa mới ra đời, Nhà nước cách mạng non trẻ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách rất nghiêm trọng. Bên cạnh giặc ngoại xâm, giặc đói, là giặc dốt do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ.
    Trong tình hình ấy, Hội đồng Chính phủ họp và xác định việc xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết của Nhà nước cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ” [12, tr.121].
    Ngày 8-9-1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để xoá nạn mù chữ cho nhân dân. Tháng 10-1945, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết chữ: Vợ chưa biết thì chồng bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm chưa biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm, láng giềng ” [36, tr.12].
    Thực hiện “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Thái Nguyên, phong trào chống nạn mù chữ diễn ra sôi nổi, lôi cuốn hàng vạn người tham gia, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo và địa vị xã hội. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, phong trào bình dân học vụ ở Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát triển mạnh.

    Cuộc đấu tranh chống nạn thất học, xoá mù chữ trong cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946) và cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược (1946 –
    1954). Vì vậy, nghiên cứu quá trình hoạt động và thành tích của phong trào xoá nạn mù chữ ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954 là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học. Mặt khác, việc nghiên cứu này còn có ý nghĩa thực tiễn đối với công cuộc xoá mù chữ hiện nay ở Thái Nguyên.
    Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Công cuộc xóa nạn mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 – 1954” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.


    MỤC LỤC




    Mở đầu 1

    1- Lí do chọn đề tài .
    1

    2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài . 4

    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 5

    5. Đóng góp của luận văn 6

    6. Bố cục 6

    Chương 1: Tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

    . 7

    1.1. Tỉnh Thái Nguyên dưới ách cai trị của thực dân Pháp 7

    1.2. Khái quát tình hình giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên 10

    Chương 2: Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1945 - 1950 26

    2.1. Chủ trương của chính quyền cách mạng về “diệt giặc dốt” . 26

    2.2. Cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm

    1945 – 1950 34

    2.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1947 . 34

    2.2.2. Từ năm 1947 đến năm 1950 . 51

    Chương 3: Công cuộc vận động xoá mù chữ ở Thái Nguyên trong những năm 1951 -

    1954
    63

    3.1. Khái quát tình hình Thái Nguyên từ 1951 – 1954 63

    3.2. Cuộc vận động xoá nạn mù chữ . 65

    Kết luận . 76

    Tài liệu tham khảo 84

    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...