Thạc Sĩ Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-20

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
    Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá
    trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
    Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
    Khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ
    bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
    hoàn thành Luận văn này.
    Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận
    tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Thành ủy, UBND thành phố Hạ
    Long, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
    thành phố Hạ Long, cùng các phòng, ban, đoàn thể trong thành phố Hạ Long đã
    cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành Luận văn.
    Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu
    của Hội đồng Khoa học đánh giá Luận văn.
    Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè,
    đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
    thành Luận văn này.
    Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
    Tác giả


    Phạm Thị Kiều Giang
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 4
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 8
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 8
    5. Đóng góp của Luận văn . 9
    6. Bố cục của Luận văn . 9
    Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HẠ LONG . 10
    1.1. Địa giới hành chính thành phố Hạ Long qua các thời kì 10
    1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên 11
    1.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 11
    1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên . 13
    1.3. Tình hình kinh tế, xã hội . 16
    1.3.1. Tình hình kinh tế 16
    1.3.2. Tình hình xã hội 21
    Tiểu kết chương 1 26
    Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG
    XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ THÀNH
    PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2013) . 27
    2.1. Chủ trương của Trung ương về việc xây dựng đời sống văn hóa ở
    khu dân cư 27
    2.1.1. Khái niệm văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 27
    2.1.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư . 30
    2.1.3. Nội dung cơ bản của công cuộc vận động xây dựng đời sống
    văn hóa ở khu dân cư 35
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    2.2. Sự vận dụng của địa phương và quá trình thực hiện công cuộc vận
    động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long . 38
    2.2.1. Sự vận dụng của địa phương 38
    2.2.2. Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống văn
    hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long 39
    Tiểu kết chương 2 51
    Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG
    ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ THÀNH PHỐ HẠ
    LONG TỈNH QUẢNG NINH (2001 - 2013) 52
    3.1. Kết quả 52
    3.1.1. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm
    nghèo, làm giàu hợp pháp, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị
    văn minh được đẩy mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
    kinh tế - xã hội của tỉnh . 52
    3.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh,
    phong phú; bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, phát huy . 55
    3.1.3. Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện
    dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh và thu nhiều kết quả 61
    3.1.4. Môi trường cảnh quan từng bước được xây dựng sạch đẹp . 65
    3.1.5. Dân chủ được phát huy; ý thức chấp hành đường lối, chủ
    trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân
    được nâng cao; cơ sở chính trị được xây dựng vững mạnh . 67
    3.1.6. Truyền thống Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng
    đồng và đạo lí Uống nước nhớ nguồn được khơi dậy và phát huy 70
    3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế . 73
    3.2.1. Hạn chế . 73
    3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế . 75
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở
    khu dân cư thành phố Hạ Long . 76
    3.3.1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về
    xây dựng đời sống văn hoá . 77
    3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí Nhà nước trong
    công tác xây dựng đời sống văn hoá 77
    3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể 78
    3.3.4. Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá 79
    3.3.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá - thông tin 79
    3.3.6. Tổ chức tốt các hoạt động nghệ thuật quần chúng . 80
    3.3.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá ở cơ sở 81
    Tiểu kết chương 3 81
    KẾT LUẬN . 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
    PHỤ LỤC
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

    KÍ HIỆU NỘI DUNG
    ANTT An ninh trật tự
    ANQG An ninh Quốc gia
    ANTQ An ninh Tổ quốc
    BCĐ Ban Chỉ đạo
    BCH Ban Chấp hành
    BVĐ Ban Vận động
    CĐ Cao đẳng
    CLB Câu lạc bộ
    CNH Công nghiệp hóa
    ĐH Đại học
    HĐH Hiện đại hóa
    HĐND Hội đồng Nhân dân
    GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
    KHKT Khoa học kĩ thuật
    MTTQ Mặt trận Tổ quốc
    VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
    UBND Ủy ban Nhân dân
    UB MTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
    VHTT Văn hóa Thông tin
    XHCN Xã hội chủ nghĩa





    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Số liệu so sánh giá trị các ngành Công nghiệp, Nông - Lâm -
    Ngư nghiệp và Du lịch, Dịch vụ 53
    Bảng 3.2. Kết quả phong trào xây dựng Gia đình văn hóa từ năm 2006
    đến năm 2013 . 57
    Bảng 3.3. Kết quả phong trào xây dựng Khu phố văn hóa từ năm 2009
    đến năm 2013 . 58
    Bảng 3.4. Số trường và số GV phổ thông trên địa bàn Thành phố . 61
    Bảng 3.5. Kết quả giáo dục 2 mặt trong 3 năm học (2011 - 2012, 2012 -
    2013, 2013 - 2014) . 62
    Bảng 3.6. Số liệu các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố . 69



    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tăng dân số thành phố Hạ Long 65
    Biểu đồ 3.2. Số vụ án được thụ lí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012 . 74



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển
    kinh tế. Văn hóa phát triển tương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách
    toàn diện. Văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều. Văn hóa với
    chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn nhân lực về trí tuệ và tâm
    hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân
    và cộng đồng. Do đó, văn hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn
    hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiện nay.
    Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa
    có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi
    phối các hành vi của mỗi người và toàn xã hội. Với tính lịch sử, các giá trị,
    chuẩn mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình
    lịch sử của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc,
    bao gồm chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể
    chế, thiết chế văn hóa, tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc
    văn hóa của mỗi dân tộc.
    Quan điểm của Đảng trong thời kì đổi mới đất nước là phải xây dựng
    một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng nền văn hóa
    dân tộc trong thời kì mới là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và mọi
    tầng lớp nhân dân.
    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với chức năng phối hợp hành động của các
    tổ chức thành viên và phối hợp với các cơ quan Nhà nước nhằm phát huy sức
    mạnh đoàn kết toàn dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi
    người dân, trong Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
    Việt Nam khóa IV đã quyết định mở Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây
    dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, ban hành Thông tư số 04-TT/MTTW ngày
    3/5/1995 để hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Sau 4 năm thực hiện, tháng 1/1999, Ban Thường trực Ủy ban Trung
    ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư số 01-TT/MTTW hướng
    dẫn tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động Toàn dân đoàn
    kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, bổ sung và cụ thể hóa những nội
    dung, yêu cầu mới vào Cuộc vận động. Cuộc vận động cụ thể hóa 6 nội dung
    toàn diện để hướng dẫn khu dân cư thực hiện. Sau khi có Nghị quyết Trung
    ương 5 khóa VIII Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
    dân tộc, trên địa bàn khu dân cư có nhiều cuộc vận động với những tên gọi
    khác nhau. Để thống nhất trong tổ chức thực hiện, ngày 12/6/2001, Chính phủ
    và Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
    Nam thống nhất Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở
    khu dân cư với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành
    tên gọi mới là Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do
    Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì, nối tiếp Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
    xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư trước đây.
    Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư góp phần đẩy
    mạnh việc phối hợp giữa chức năng quản lí của Nhà nước với vai trò làm chủ
    của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
    phòng từ khu dân cư, xây dựng cơ sở vững mạnh về mọi mặt làm nền tảng
    vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước. Cuộc vận động phát huy ý chí tự
    lực, tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, một gia
    đình, một tập thể và của cả cộng đồng tạo thành sức mạnh to lớn trong sự
    nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Động lực của
    Cuộc vận động là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lấy lợi ích chung
    của cộng đồng dân cư làm điểm tương đồng, lấy sự tiến bộ và quá trình nâng
    cao chất lượng cuộc sống ở khu dân cư làm mục đích, chìa khóa để giải quyết
    một vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí ở khu dân cư là đoàn kết.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Với những ý nghĩa quan trọng đó, ngay khi mới triển khai, cuộc vận
    động đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân
    trong xã hội theo đúng phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
    Tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, nhận thức sâu sắc các nội dung
    của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư,
    đến năm 2001 là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
    ở khu dân cư, được sự chỉ đạo của UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh, UB MTTQ
    thành phố Hạ Long đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực
    hiện cuộc vận động trên toàn tỉnh. Qua cuộc vận động, nhiều chương trình kinh
    tế - xã hội của tỉnh có liên quan trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp nhân
    dân được hướng dẫn và triển khai đến cơ sở, khu dân cư và lồng ghép vào các
    nội dung của cuộc vận động làm tăng tính thiết thực, góp phần tập hợp, đoàn
    kết nhân dân, phát huy tinh thần tự quản của nhân dân như lời Bác Hồ đã dạy:
    “Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân”.
    Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cuộc vận động vẫn còn một số hạn
    chế: công tác chỉ đạo thực hiện ở một số nơi còn hạn chế, nhận thức về cuộc
    vận động trong 1 bộ phận dân cư còn chưa sâu sắc làm ảnh hưởng chung đến
    kết quả cuộc vận động của Thành phố.
    Nghiên cứu cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là
    một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn đối với
    công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Đồng thời,
    với tư cách là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, tôi
    nhận thức được rằng, việc tìm hiểu công cuộc vận động xây dựng đời sống văn
    hóa khu dân cư ở Thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy
    về văn hóa địa phương.
    Xuất phát từ nhận thức trên, tôi quyết định chọn vấn đề Công cuộc vận
    động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh
    Quảng Ninh (2001 - 2013) làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nhân văn.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam từ trước tới nay đã
    từng được đề cập dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.
    Trong bối cảnh bị áp bức và bóc lột đến cùng cực, Đảng Cộng sản Việt
    Nam ra đời đầu năm 1930 và đó cũng là lúc những quan điểm cách mạng về
    văn hóa được xác định. Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng được khởi thảo
    cuối năm 1943 là một luồng gió mới thổi vào xã hội Việt Nam nói chung và
    nền văn hóa Việt Nam nói riêng. Đề cương đã trình bày những nội hàm chủ yếu
    của văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật (khoa học) nghệ thuật (văn học,
    nghệ thuật). Đề cương xác định văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị,
    kinh tế, văn hóa) mà ở đó, người Cộng sản phải hoạt động, phải lãnh đạo cách
    mạng chính trị và cách mạng văn hóa. Đề cương đã nêu bật những quan điểm
    tư tưởng chỉ đạo cách mạng văn hóa ở Việt Nam, đó là phải hoàn thành cách
    mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội; Đề cương cũng làm rõ
    mục tiêu trước mắt của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam là xây dựng nền văn
    hóa mới tuy chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đề cương đã xác định nền
    văn hóa dân chủ mới của Việt Nam phải được xây dựng theo ba tính chất cơ
    bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.
    Năm 1945, ngay sau khi giành được độc lập dân tộc, bên cạnh những
    nhiệm vụ xây dựng kinh tế, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách
    mạng đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới. Ủy ban Vận
    động đời sống mới Trung ương được thành lập năm 1946. Sau đó một năm,
    ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới. Tác phẩm
    này được Ủy ban Vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là
    tài liệu tuyên truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân. Khái niệm
    Đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống
    mới và nếp sống mới”. Ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
    đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống. Chính
    vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới
    xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con
    người tới tầm cao của văn hóa, của một đất nước độc lập và xã hội chủ nghĩa.
    Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948,
    Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua bản báo cáo Chủ
    nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày.
    Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hóa
    dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực dân,
    phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm công tác văn
    hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong kháng chiến đều hướng theo
    phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”.
    Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa đã được
    các học giả trong và ngơài nước quan tâm. Năm 2001, Trung tâm Khoa hoc Xã
    hội và Nhân văn cùng Đại học Quốc gia Hà Nội công bố một số bản báo cáo
    khoa học tại Hội thảo Quốc tế lớn với chủ đề: Việt Nam trong thế kỉ XX được tổ
    chức tại thủ đô Hà Nội (19 - 21/9/2000). Đáng chú ý là các báo cáo sau đây:
    - Văn hóa và phát triển: Khuôn khổ UNESCO với bối cảnh những
    thành tựu của Việt Nam trong quá khứ và tiềm năng tương lai của Rosamria
    Durand - Đại diện UNESCO tại Việt Nam. Trong báo cáo, tác giả trình bày
    rõ 3 vấn đề: 1- Khuôn khổ của UNESCO đối với Văn hóa và Phát triển; 2-
    Những thành tựu của Việt Nam trong quá khứ ở lĩnh vực này; 3- Tiềm năng
    to lớn của Việt Nam trong tương lai.
    - Củng cố các nền văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh
    toàn cầu hóa của TS. Frank Proschan, Trường Đại học Indiana, Hoa Kì. Tác
    giả đề cập nhiều vấn đề về văn hóa; trong đó nhấn mạnh vấn đề văn hóa truyền
    thống của Việt Nam chuẩn bị như thế nào để đối mặt với những biến đổi văn
    hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. "Trong bối cảnh này, rất cần xác định
    xem các cơ quan văn hóa của Việt Nam đang được áp dụng có đủ để đối mặt
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    6
    với những thách thức mới của xu hướng toàn cầu hóa đang tăng lên hay
    không ." [dẫn theo 58, tr. 271], để "đóng góp vào mục tiêu chung là xây dựng
    một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [dẫn theo 58, tr. 272].
    - Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ
    XX của TSKH Lương Việt Hải, Viện Triết học. Tác giả khẳng định: "Các giá
    trị của truyền thống văn hóa là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực hiện
    đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ vừa qua cũng như trong những thập kỉ
    tới của thế kỉ XXI" [dẫn theo 59, tr. 304].
    - Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
    Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lí học. Trong báo cáo
    này, tác giả trình bày các vấn đề: Giao lưu và sự phát triển của con người; Giao
    lưu văn hóa và sự chuyển biến từ con người nông dân đến con người chiến sĩ;
    Con người Việt Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn hóa và
    phát triển thông tin. Tác giả phân tích sâu sắc tính cách con người Việt Nam
    nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng; sự chuyển biến trong đời sống văn
    hóa từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tác giả nêu rõ: "Phong trào xây dựng
    Đời sống mới đề ra nhiệm vụ trước hết là cải tạo đời sống văn hóa cũ, khẳng
    định đời sống văn hóa mới trong các tầng lớp quần chúng nhân dân, chống hủ
    tục, xây mĩ tục, chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, xây nếp sống vệ sinh,
    văn minh, khoa học, chống hành vi xâm phạm, bạo lực đối với con người, trước
    hết là đối với phụ nữ, xây quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa người với người từ trong
    gia đình, làng xã, phố phường đến toàn xã hội" [dẫn theo 59, tr. 421], v.v .
    Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về
    công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ
    Long tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói, vấn đề vẫn còn như “một mảnh đất trống”
    chưa được tìm hiểu, nghiên cứu sâu. Qua quá trình khảo cứu tài liệu để thực
    hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy vấn đề mới chỉ được đề cập thông qua hệ thống
    báo cáo của các cấp ủy, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các ban,
    ngành liên quan.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    7
    Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu cũng được đề cập trong một số bài viết in
    trên Báo Quảng Ninh:
    - Bài viết “Chung sức bảo vệ môi trường” của tác giả Cầm Khuê; “Bảo
    vệ môi trường ở Hạ Long” của tác giả Thu Nguyệt; “Cho một Quảng Ninh xanh
    - sạch - đẹp”; “Hướng tới thành phố môi trường bền vững” của tác giả Nguyễn
    Quý . Các bài viết này đều đề cập đến một trong 5 nội dung của công cuộc vận
    động là xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp.
    - Xây dựng nhà văn hóa khu dân cư ở thành phố Hạ Long - chặng đường
    gian nan của tác giả Ngọc Mai. Tác giả đã đề cập đến những khó khăn và biện
    pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình xây dựng nhà văn hóa tại các khu dân
    cư, phục vụ các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
    - Phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống của tác giả Bích
    Thảo. Tác giả đã đề cập đến việc phục dựng các Lễ hội truyền thống của thành
    phố Hạ Long như: Lễ hội Đức ông Trần Quốc Nghiễn, Lễ hội chùa Lôi
    Âm .Đây cũng là một trong những nội dung của công cuộc vận động xây dựng
    đời sống văn hóa ở khu dân cư của Thành phố.
    - Chuyện ở phường Văn hóa Hùng Thắng của tác giả Phan Hằng: Bài viết đã
    đề cập đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở Hùng Thắng, đề cập
    đến sự thay đổi đáng ngạc nhiên phường Hùng Thắng. Hùng Thắng từ một phường
    nhỏ, còn nhiều khó khăn, đến năm 2011 đã trở thành một trong hai phường dẫn đầu
    của thành phố Hạ Long, được công nhận danh hiệu phường văn hóa.
    Các bài viết trên đã ít nhiều đề cập đến công cuộc vận động xây dựng đời
    sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ
    đề cập đến một khía cạnh của vấn đề Luận văn nghiên cứu hoặc một phạm vi
    hẹp trong không gian nghiên cứu của Luận văn.
    Mặc dù chưa có nhiều, nhưng những công trình, tài liệu được công
    bố là nguồn tư liệu quý giúp tôi phương hướng tiếp tục đi sâu nghiên cứu
    để hoàn thành đề tài Luận văn Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn
    hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001-2013).
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    8
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
    khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2013.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Thành phố Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm 20
    phường, với 169 khu dân cư.
    - Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2013. Tuy nhiên, để làm rõ yêu
    cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình kinh tế, xã hội của Thành phố
    trong những năm trước đó.
    3.3. Nhiệm vụ của đề tài
    - Khái quát về địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã
    hội của thành phố Hạ Long.
    - Làm rõ quá trình triển khai cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
    khu dân cư thành phố Hạ Long.
    - Đánh giá những kết quả và hạn chế của công cuộc vận động xây dựng
    đời sống văn hóa ở khu dân cư ở thành phố Hạ Long.
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguồn tài liệu
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài
    liệu sau đây:
    - Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận động của
    Chính phủ, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các bộ, ban, ngành Trung ương.
    - Các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận
    động của Tỉnh ủy, UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long.
    - Các báo cáo thường niên, báo cáo theo từng giai đoạn cuộc vận động
    của UB Mặt trận Tổ quốc thành phố Hạ Long.
    - Các công trình khoa học, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên
    quan đến đề tài.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    9
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
    phương pháp logic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa trên các nguồn tư
    liệu có chọn lọc, chúng tôi trình bày có hệ thống quá trình xây dựng đời sống văn
    hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long. Trên cơ sở phân tích các sự kiện, hiện
    tượng lịch sử, chúng tôi rút ra những nhận xét, đánh giá thành tựu và hạn chế của
    cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long.
    Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
    tổng hợp, thống kê để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, trong
    quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn
    trực tiếp các nhân chứng lịch sử để làm phong phú thêm nội dung đề tài.
    5. Đóng góp của Luận văn
    - Đây là công trình đầu tiên trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về
    công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ
    Long tỉnh Quảng Ninh.
    - Luận văn đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình thực
    hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở thành phố Hạ
    Long tỉnh Quảng Ninh; phân tích nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở
    đó đề xuất một số giải pháp giúp địa phương nghiên cứu mở rộng nâng cao chất
    lượng cuộc vận động trong thời kì mới.
    - Dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ
    thông trên địa bàn thành phố Hạ Long.
    6. Bố cục của Luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
    Luận văn được cấu trúc thành ba chương:
    Chương 1: Khái quát về thành phố Hạ Long.
    Chương 2: Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống
    văn hóa ở khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001 - 2013).
    Chương 3: Đánh giá công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
    khu dân cư thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (2001 - 2013).
     
Đang tải...