Chuyên Đề Công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước VN
    Giai đoạn 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI(12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này là "giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội". Đó cũng là mục tiêu bao trùm của chính sách đối ngoại Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5/19988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đố ngoại Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới đã từng bước đước bổ sung, hoàn chỉnh. Đó là đưòng lối đối ngoại "độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" ( Văn kiện Đại hội X). Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại trên đã và đang gặt hái được những thành công quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Với việc rút hoàn toàn quân đội khỏi Cămpuchia, vấn đề Campuchía được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá; bình thường hoá và từng bước xác lập khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài với tất cả các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển (cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 172 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chúc và diến đàn quốc tế như Liên hợp quốc (1977), Phong trào Không liên kết (1976), Tổ chức Pháp ngữ (1986), ASEAN (1995). Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM (1996), Diền đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương APEC ,1998 .); giải quyết ổn thoả nhiều tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường hoà bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là : Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ 1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-ÂU V ( 2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006) Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thưong Thế giới WTO (11/2006) , Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006).
    Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu đối ngoại là Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
    Sự nghiệp đổi mới đang tiếp diễn. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 là cơ bản trở thành nước công nghiệp, hiện đại, là dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Giai đoạn 1986 đến nay: Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12/1986, Ngoại giao Việt Nam cùng với cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, bắt đầu giai đoạn chuyển hướng mạnh mẽ hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Công tác xây dựng ngành, vì vậy cũng phải có những bước tiến mới để đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ mới, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước trong tình hình hợp tác và cạnh tranh quốc tế ngày càng mở rộng.
    Theo định hướng đó, công tác đào tạo, tính đến cuối năm 2000, trong Bộ đã có 32 tiến sĩ, 156 thạc sĩ và 56 người có trình độ sau đại học, 100 cán bộ được học các lớp bồi dưỡng về lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và 262 cán bộ đươc học các lớp lý luận về quản lý Nhà nước của Học viện quản lý hành chính quốc gia. Từ năm 1991 đến 1996, Bộ đã gửi 50 người đi học kinh tế ở nước ngoài, 177 người về quan hệ quốc tế, 49 người về luật pháp quốc tế, 89 người về diễn đàn đa phương, 107 người về ngoại ngữ và từ 1996 đến 1999 đã cử thêm 339 cán bộ đi học tập, đào tạo theo nhiều nội dung khác nhau ở nhiều nước trên thế giới và tuyển thêm 41 cán bộ thành thạo các tiếng nước ngoài các tiếng phổ thông, như Tiệp, Bungari, Hunggari, Nga
    Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và từng bước tiến lên chính quy hoá, hiện đại hoá và tiêu chuẩn hoá cán bộ ngành ngoại giao, đồng thời phù hợp với tập quán quốc tế, ngày 12/6/1995, Chủ tịch nước ký Lệnh ban hành Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao. Triển khai thực hiện Pháp lệnh này, đợt đầu tiên, 388 công chức ngoại giao đã được phong hàm từ Tuỳ viên đến Công sứ. Ngày 25/8/2000, 10 cán bộ ngoại giao cao cấp được Nhà nước phong hàm Đại sứ CHXHCN Việt Nam.
     
Đang tải...