Chuyên Đề Công cuộc đổi mới ở việt nam: đặc trưng và triển vọng

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra và phân tích những đặc trưng chủ yếu và triển vọng của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Theo tác giả, những đặc trưng cơ bản của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là: Đổi mới được tiến hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, được tiến hành một cách tuần tự, từng bước; đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới hệ thống chính trị; đổi mới để phát triển trong ổn định; đổi mới gắn liền với mở cửa với thế giới bên ngoài. Triển vọng của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là tốt đẹp, bởi nó được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn xã hội Việt Nam và luôn gắn kết thực tiễn với khái quát lý luận.

    Việt Nam bước vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và tiến hành như một cuộc cách mạng thực sự chỉ bắt đầu từ năm 1986. Nhưng trước đó, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế mang tính chất đổi mới. Những đổi mới này vừa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, vừa là những bước tìm tòi, thử nghiệm con đường phát triển của Việt Nam. Mặc dù, ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng lúc đó và cả sau này, khi cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam có nội dung cốt lõi là thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Chủ trương này là phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc đó nhưng càng về sau, nhất là khi cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nó càng bộc lộ sự yếu kém trong nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng giai đoạn phát triển cụ thể của cách mạng Việt Nam. Đó là vấn đề nông nghiệp, nông dân khi đất nước chuyển giai đoạn nhưng trên thực tế lại không được coi trọng, không nhìn thấy tầm chiến lược của nó trong sự phát triển nền kinh tế - xã hội ở một nước sản xuất nông nghiệp. Sự kéo dài chủ trương đó, hơn nữa lại có sai lầm trong thực hiện đã làm cho nền kinh tế Việt Nam thực sự rơi vào một cuộc khủng hoảng.(*)Vì vậy, công cuộc đổi mới của Việt Nam có xuất phát điểm trước hết từ chính yêu cầu phát triển nội tại của đất nước. Nó được bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước, từ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân lao động, từ kinh nghiệm sáng tạo của một số cơ sở, địa phương. Trên cơ sở nhận thức lại chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986.

    Đến nay, sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã tiến hành được trên 20 năm. Qua mỗi giai đoạn đổi mới (5, 10, 15, 20 năm), Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam luôn có sự tổng kết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhằm rút ra những bài học và kinh nghiệm cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Có thể nói, con đường đổi mới ở Việt Nam vừa thể hiện sự trung thành, vừa là sự tìm tòi và vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại con đường phát triển của Việt Nam trước và từ khi đổi mới đến nay dưới góc độ phát triển kinh tế - xã hội, có thể nói, Việt Nam đã trải qua những thời kỳ quan trọng như sau:

    - Giai đoạn 1979 - 1985 là thời kỳ mà khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng, nhất là sau khi thực hiện chính sách giá - lương - tiền năm 1985 mà hậu quả của nó làm cho cuộc khủng hoảng đạt đến điểm đỉnh vào đầu năm 1986. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện những sáng tạo về phương thức quản lý kinh tế cả trong sản xuất nông nghiệp lẫn công nghiệp ở một số địa phương trong cả nước.

    - Giai đoạn 1986 – 1990: Bước đầu giải quyết được những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nhờ thực hiện những chủ trương và chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

    - Giai đoạn 1991 – 1996: Việt Nam ra khỏi khủng hoảng và liên tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng trên 8%.

    - Giai đoạn 1997 – 1999: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á nên tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống còn khoảng 5%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...