Tài liệu Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG:

    GIỚI THIỆU
    PHẦN I. KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ ?
    PHẦN II. TẠI SAO CẦN PHẢI KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
    PHẦN III. AI QUẢN LÝ VIỆC KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
    PHẦN IV. CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

    CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    PHẦN I. KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    PHẦN II. CÁC DỮ LIỆU VÀ CÔNG THỨC CHUNG
    PHẦN III. CÁC LĨNH VỰC MỤC TIÊU CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH
    PHẦN IV. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
    PHẦN V. CHẢY MÁU CHẤT XÁM VÀ THU HÚT CHẤT XÁM
    PHẦN VI. CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SME)
    PHẦN VII. PHÁP LUẬT VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO
    PHẦN IIX. NHẬN DẠNG VÀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG
    PHẦN IX. THƯƠNG HIỆU VÀ TIẾP THỊ
    PHẦN X. TIÊU CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN
    PHẦN XI. PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ, PHÁP LUẬT VÀ QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THỰC THI
    PHẦN XII. QUẢN LÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    PHẦN XIII. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, TÍNH BẢO MẬT VÀ SỰ TIỆN LỢI TRONG SỬ DỤNG
    PHẦN XIV. NHẬN THỨC CỦA CÔNG CHÚNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    PHẦN XV. ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    PHẦN XVI. NGUỒN TÀI TRỢ
    PHẦN XVII. ĐỊNH GIÁ
    PHẦN XVIII. LI-XĂNG (CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG)
    PHẦN XIX. SỬ DỤNG THÔNG TIN SÁNG CHẾ VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THÔNG TIN KỸ THUẬT
    PHẦN XX. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ SỰ HỖ TRỢ DÀNH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
    PHẦN XXI. THƯƠNG MẠI HOÁ TRI THỨC TRUYỀN THỐNG, NGUỒN GEN VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN
    PHẦN XXII. TÀI SẢN VĂN HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP, DU LỊCH VÀ TÀI CHÍNH
    PHẦN XXIII. BÌNH LUẬN HOẶC GỢI Ý BỔ SUNG


    PHẦN I. KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?
    Kiểm toán sở hữu trí tuệ (IP Audit) là một công cụ quản lý nhằm đánh giá giá trị và rủi ro của tài sản trí tuệ. Trong những năm 1990, kiểm toán sở hữu trí tuệ đã trở nên phổ biến đối với hoạt động kinh doanh trong khu vực tư nhân. Nhận thức ngày càng cao về tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý tài sản trí tuệ đối với nền kinh tế quốc dân đã khuyến khích xu thế mới về thực hiện kiểm toán sở hữu trí tuệ trong khu vực nhà nước trên phạm vi quốc gia và khu vực.

    Kiểm toán sở hữu trí tuệ trong khu vực nhà nước nhằm đánh giá hiện trạng hạ tầng cơ sở và các điều kiện ban đầu cho việc phát triển và quản lý tài sản trí tuệ trong một nước hoặc khu vực. Đó có thể là bước đầu tiên trong một quá trình lâu dài của việc xác định chiến lược quốc gia hoặc khu vực cho việc tăng trưởng dựa trên tri thức.

    Kiểm toán sở hữu trí tuệ để trả lời câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu?” để giúp xác định “chúng ta muốn đi tới đâu?”. Nguyên tắc chủ đạo đối với việc kiểm toán sở hữu trí tuệ trong khu vực nhà nước là lợi ích công. Mục tiêu của việc kiểm toán là có được một cái nhìn tổng quát về môi trường phát triển tài sản trí tuệ chứ không nhằm liệt kê danh mục và định giá các tài sản cụ thể (thực tế danh mục đó có thể là không cần thiết vì nó có thể tạo ra nguy cơ bộc lộ và làm mất tài sản trí tuệ của các chủ sở hữu chưa kịp đăng ký bảo hộ pháp lý cho các tài sản trí tuệ đó).

    PHẦN II. TẠI SAO CẦN KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
    Kiểm toán sở hữu trí tuệ, khi hoàn thành, sẽ cung cấp một khối lượng đáng kể các dữ liệu và kết quả phân tích, cho phép đánh giá một nước hoặc khu vực đã được trang bị như thế nào để tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế dựa trên tài sản trí tuệ. Kết quả kiểm toán cần phải nêu rõ mục tiêu, bức tranh tổng thể về các chiến lược hiện có, hạ tầng cơ sở, năng lực, nhu cầu, thể chế, các lợi thế cạnh tranh và thách thức. Các dữ liệu và kết quả phân tích đó là điều kiện tiên quyết để xác định mục tiêu kinh tế và phát triển mang tính hiện thực có thể đạt được.

    Là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ, kiểm toán sở hữu trí tuệ tập hợp tất cả các bên liên quan (chính phủ, khu vực tư nhân và khu vực nghiên cứu) nhằm khẳng định cam kết của họ trong quá trình này. Trong hầu hết các trường hợp, đây là một quá trình dài hạn, đòi hỏi sự đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính. Thông tin thu được trong quá trình kiểm toán sở hữu trí tuệ, như phỏng vấn,
    bản trả lời các phiếu điều tra, các nghiên cứu, đánh giá và nhận định chính là cơ sở để phân tích kỹ lưỡng hơn về thực trạng, xác định mục tiêu chiến lược, vì lợi ích cộng đồng và các kiến nghị để đạt được các mục tiêu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...