Luận Văn Công cụ chính sách thương mại quốc tế. Liên hệ thực tiễn Việt Nam? (Cao học kinh tế)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 22/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
    1. Khái niệm về thương mại quốc tế

    Thương mại quốc tế thường được hiểu là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại quốc tế bao gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét thương mại quốc tế bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là một nội dung trong các hiệp định đa biên về thương mại hàng hoá.
    Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm về chính sách thương mại quốc tế được viết ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy). Mạng lưới điện toán của nước Anh định nghĩa chính sách thương mại quốc tế là “chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương”.

    2. Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế
    2.1 Khái niệm
    Chính sách thương mại quốc tế là “những chính sách mà các chính phủ thông qua về thương mại quốc tế”.
    Theo Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE), hệ thống các chính sách thương mại quốc tế có thể được phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính sách xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác. Các quy định về thương mại bao gồm hệ thống các quy định liên quan đến thương mại (hệ thống pháp quy); hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kiểm soát doanh nghiệp); việc kiểm soát hàng hoá theo các quy định cấm xuất, cấm nhập; kiểm soát khối lượng; kiểm soát xuất nhập khẩu theo chuyên ngành (kiểm soát hàng hoá). Chính sách xuất nhập khẩu của một nước có thể là khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu và cũng có thể là hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu tuỳ theo các giai đoạn và mặt hàng. Để khuyến khích xuất khẩu, các chính phủ áp dụng các biện pháp như miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Để hạn chế xuất khẩu, các chính phủ có thể áp dụng các lệnh cấm xuất, cấm nhập, hệ thống giấy phép, các quy định kiểm soát khối lượng hay quy định về cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế đối với xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ khác được áp dụng bao gồm khuyến khích khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành hướng vào xuất khẩu (miễn thuế và ưu đãi thuế) hay khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bằng các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, đảm bảo tín dụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại.

    Trong bài viết này, chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những quy định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế được xem xét chủ yếu bao gồm thương mại hàng hoá (và cũng đề cập tới các nội dung liên quan đến đầu tư).

    2.2 Vai trò
    Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
    Bảo vệ thị trường nội địa: tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh.
    Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia.

    3. Xu hướng cơ bản của chính sách thương mại quốc tế
    3.1 Xu hướng tự do hóa thương mại
    Khái niệm: Là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.
    Mục tiêu:
    Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cụ thể là phát triển khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu hàng hóa không có điều kiện để sản xuất hoặc sản xuất hiệu quả thấp.
    Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nói chung giữa các nước trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư.
    Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh tốt như tạo ra sự bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đó là động lực quan trọng để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

    Cơ sở:
    Xuất phát từ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới các quốc gia phải tăng cường quá trình hợp tác trước hết là trong lĩnh vực thương mại do đó nhà nước phải giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế phát triển.
    Các nước trên thế giới đang áp dụng mô hình kinh tế thị trường mở nhằm tạo điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại quốc tế.
    Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia.

    Nội dung
    Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gây hạn chế cho hoạt động thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính
    Nhà nước từng bước đưa vào thực hiện chính sách và biện pháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách bảo đảm cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hóa theo các cam kết trong các hiệp định đã ký kết theo chuẩn mực chung của thế giới.

    Các biện pháp
    Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hóa thương mại một cách phù hợp với các điều kiện và khả năng của quốc gia và dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế của mình.

    3.2 Xu hướng bảo hộ mậu dịch
    Khái niệm: Là quá trình chính phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp tích cực trong chính sách thương mại quốc tế nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
    Mục tiêu:
    Bảo hộ hàng hóa trong nước và nền xuất khẩu trong nước trước sự cạnh tranh của các quốc gia khác, đặc biệt là những ngành sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu.
    Cơ sở:
    - Về kinh tế
    Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ
    Tạo nên nguồn tài chính công cộng
    Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp
    Thực hiện lại phân phối thu nhập
    - Về chính trị
    Bảo vệ an ninh quốc gia
    Trả đũa
    Nội dung:
    Chính phủ và các bộ ngành thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp công cụ chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường kinh tế quốc tế cũng như mục tiêu, điều kiện phát triển đất nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài.
    Các biện pháp:
    Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu.

    4. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
    4.1 Chính sách thuế quan
    4.1.1 Khái niệm
    Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất - nhập khẩu.
    4.1.2 Phân loại thuế quan:
    - Theo đối tượng chịu thuế
    + Thuế nhập khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu
    + Thuế xuất khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu
    + Thuế quan quá cảnh được áp dụng đối với các quốc gia có điều kiện, vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa.
    - Phân loại theo phương pháp đánh thuế
    + Thuế giá trị là thuế tính theo % giá trị hàng hóa nhập khẩu
    + Thuế số lượng là thuế tính trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu

    4.1.3 Mục đích của chính sách thuế
    Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
    - Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
    - Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
    - Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
    - Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âuđã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...