Tiểu Luận Con Sóng Tỷ Giá

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong thời gian gần đây chúng ta biết rằng việc định giá thấp của đồng Nhân Dân Tệ (CNY) của chính phủ Trung Quốc đang bị các quốc gia khác trên thế giới phản đối khá mạnh mẽ.Vậy tại sao chính phủ Trung Quốc lại thực hiện chính sách định giá yếu đồng Nhân Dân Tệ như vậy? Hay tại sao trong thời gian gần đây tỷ giá của VND thường xuyên được ngân hàng nhà nước quan tâm theo dõi trên thị trường và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết? Chính những câu hỏi như trên đã phần nào cho ta thấy được tầm quan trọng của chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia.Đúng như vậy tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ chính sách kinh tế của chính phủ. Do vậy chế độ tỷ giá chứa nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì thế mà mỗi quốc gia phải chọn cho mình một chế độ tỷ giá phù hợp là điều vô cùng quan trọng để phát triền thương mại quốc tế nói riêng và mang lại lợi ích tích cực cho nền kinh tế nói chung.
    Trong thời gian gần đây đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào cuối năm 2008, tỷ giá hối đoái giữa VND với USD đã biến động theo chiều hướng không ổn định, không đi theo xu hướng của kinh tế thế giới, giá trị VND sụt giảm. Trong khi đồng USD mất giá so với các đồng tiền khác như đồng euro, yên(Nhật) , còn VND lại giảm giá so với USD, nên tỷ giá VND với các ngoại tệ khác càng bất lợi hơn đối với nước ta. Bởi vì thương mại quốc tế trong điều kiện tỷ lệ nhập siêu của nước ta khá cao, các khoản nợ nước ngoài đến hạn phải trả,phải làm ra một lượng hàng hóa nhiều hơn bằng VND mới có thể trả được 1 đơn vị ngoại tệ; những doanh nghiệp vay thương mại với lãi suất cao, thời hạn ngắn để đầu tư dài hạn càng gặp nhiều khó khăn. Thực trang trên phải chăng nói đến việc từ trước đến nay nước ta định giá cao VND, hay nền kinh tế đang thiếu USD và đây là nhu cầu thật sự về USD, hoặc một giả thiết khác ở đây là nước ta đang có tình trạng “đô la hóa” Những giả thiết đã nêu ra ở trên có thể chính xác hay không chính xác nhưng chắc chắn một điều rằng là nó sẽ đặt ra trong chúng ta một câu hỏi “Tại sao lại có tình trạng như vậy ở nước ta, nguyên nhân của vấn đề kinh tế này là gì, nó tác động đến nền kinh tế của nước ta như thế nào và các nhà hoạch định chính sách đã và đang đối phó với thực trạng này ra sao?” Liệu sắp tới giá trị của đồng Viêt Nam sẽ tiếp tục mất giá hay được cải thiện bởi một công cụ của chính phủ? Để biết rõ vấn đề này và có thể đưa ra dự đoán một cách chính xác nhất về tình hình biến động tỷ giá của nước ta sắp tới cụ thể là năm 2012 nhóm chúng em xin chọn đề tài về tỷ giá để nghiên cứu với tên đề tài là “CON SÓNG TỶ GIÁ TỪ NĂM 2009 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2011”. Sỡ dĩ chúng em chọn khoảng thời gian nghiên cứu ngắn vì theo chúng em đây là một đề tài thiên về nghiên cứu, phân tích và dự đoán. Để phần nào đó nói lên quan điểm của chúng em về phạm trù này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...