Luận Văn Con nuôi trong luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Gia đình là tế bào, nền tảng vững chắc của xã hội. Chính từ nơi đây, nhân cách của mỗi con người được hình thành, nuôi dưõng và phát triển trong cái nôi của mái ấm gia đình.Trong gia đình cũng như trong xã hội, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ mang tính chất thiêng liêng và cao quý nhất. Quan hệ đó không chỉ phát sinh dùa trên quan hệ huyết thống mà còn được phát sinh trên cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ nuôi đối với con nuôi. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã khẳng định:” Để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc,yêu thương và thông cảm ”.Trẻ em có quyền được sống trong gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Không có sự chăm sóc, giáo dục nào tốt hơn sự chăm sóc, giáo dục của gia đình. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà có rất nhiều trẻ em không nhận được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, đặc biệt là những trẻ em mồ côi cha, mẹ; trẻ em bị bỏ rơi mà không xác định được cha mẹ.Việc chăm sóc, giáo dục những trẻ em này là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.Nhiều hình thức bảo trợ của xã hội đã ra đời như trại trẻ mồ côi, làng SOS nhưng sự chăm sóc và giáo dục có hiệu quả nhất đối với những trẻ em này là được nhận làm con nuôi.Việc nuôi con nuôi là một biện pháp pháp lý bảo đảm tốt nhất cho quyền được sống trong gia đình của trẻ em, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về tinh thần, ước muốn quyền được làm cha, mẹ của người nhận nuôi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
    Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử xã hội loài người. Đây là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hiện nay, việc nhận nuôi con nuôi vì mục đích nhân đạo luôn được nhà nước quan tâm, khuyến khích.Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi đã được ban hành.Tuy nhiên, các quy định của pháp luật nuôi con nuôi còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chưa rõ ràng, cụ thể, nhất là quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, nhiều khía cạnh của quan hệ nuôi con nuôi chưa có quy phạm điều chỉnh dẫn đến chưa giải quyết được những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tế. Từ ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Con nuôi trong luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000” là một yêu cầu cấp thiết, khách quan nhằm hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi với ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm quyền được sống trong gia đình của trẻ em.
    Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
    - Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi, làm rõ những vấn đề còn hạn chế, chưa hoàn thiện của pháp luật nuôi con nuôi. So sánh, đánh giá ưu điểm của biện pháp nuôi con nuôi với các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ em khác.Trên cơ sở đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi, bảo đảm tốt hơn quyền được sống trong gia đình của trẻ em.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật nuôi con nuôi, nghiên cứu, đánh giá tình hình nuôi con nuôi trong nước qua những năm gần đây, để thấy được những vấn đề còn tồn tại của pháp luật nuôi con nuôi.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc nuôi con nuôi giữa cỏc công dân Việt Nam với nhau, thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không đề cập đến việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và người được nhận nuôi là trẻ em.
    Phương pháp nhiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên cơ sở đó, đề tài được nghiên cứu bằng cách kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, để xem xét vấn đề được toàn diện và đạt hiệu quả cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...