Chuyên Đề Con người và vấn đề xây dựng con người mơi xhch ở nước ta hiện nay (e,f)

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 30/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Nội dung
    I. Quan điểm triết học về con người
    1. Con người là gì ?
    Con người là gì là một câu hỏi lớn được đề cập và lý giải ngay từ thời kỳ cổ đại. Nho giáo của Trung Hoa cổ đại lí giải con người là tinh khí của trời đất, là kết quả của các yếu tố: thiên địa chi đức ( đức lớn của trời đất); âm dươơng chi giao ( giao hoà của âm dơương); ngũ hành chi tú khí ( tinh hoa của ngũ hành). Điều đó có nghĩa rằng con người là sản phẩm của vũ trụ của tự nhiên, là một vũ trụ thu nhỏ. Quan điểm đó về căn bản là đúng song chưa được lý giải chứng minh một cách khoa học và còn mang tính phiến diện, chưa chỉ ra được nguồn gốc, bản chất xã hội và vai trò của con người.
    Phật giáo cho rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta kể cả con người là không có thực, chỉ là ảo giả, do vô minh đem lại. Thế giới ( nhất là thế giới hữu tình – tức con người) chỉ là sự nhóm hợp của các yếu tố vật chất ( sắc) và tinh thần ( danh). Tuy nhiên, sự hội tụ giữa danh và sắc chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Bản chất của thế giới là một dòng biến ảo vô thường, không có cái gì là vĩnh hằng, bất biến. Vì thế con người vừa sắc( tồn tại) vừa không ( không tồn tại). Cho nên có thể khẳng định con người chỉ là giả ảo. Như vậy, tuy nhìn thấy cấu trúc vật chất và tinh thần của con người song về căn bản, Phật giáo chưa chỉ ra con người là gì, nguồn gốc, bản chất và vai trò của con người. Thậm chí, họ còn có khuynh hướng phủ nhận cuộc sống hiện thực của con người. Sự lý giải của họ về con người mang nặng mầu sắc duy tâm, tư biện.
    ở phương Tây, Thiên chúa giáo đã lý giải sai hoàn toàn nguồn gốc, bản chất và vai trò của con người khi họ quan niệm con người là sản phẩm của thượng đế, mang bản chất thần thánh, cuộc sống con người ở trần gian chỉ là giả tạm, bất hạnh, không ý nghĩa; cuộc sống và hạnh phúc đích thực của con người là ở nơi nước Chúa – là thế giới bên kia. Con người không có vai trò gì. Mọi hoạt động của con người là do Chúa mách bảo, là làm theo ý Chúa. Con người được sinh ra chỉ để vì Chúa - để thờ phụng Chúa.
    Arisxtốt (384-322 TCN) là người đầu tiên nhìn thấy nhân tố xã hội trong con người. Ông quan niệm con ngươời động vật chính trị. Tuy nhiên sự lý giải của Ông về nguồn gốc bản chất của con người còn giản đơn, phiến diện, đặc biệt là chưa nhìn thấy vai trò của con ngươời trong hoạt động thực tiễn.
    Heghen ( 1770 – 1831) – nhà triết học lỗi lạc- bậc tiền bối của Mác và Ăngghen. Với nhãn quan thiên tài, Hêghen đã nhìn thấy vai trò của con người trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên, với Hêghen con người con ngơười chỉ là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối ( cách nói khác về thượng đế), hoạt động của con người chẳng qua chỉ là biểu hiện của sự vân động của ý niệm tuyệt đối; nhận thức của con người chẳng qua chỉ là quá trình ý niệm tuyệt đối tự nhận thức chính mình
    Phơ bách( 1804 – 1872) luận giải và chứng minh nguồn gốc tự nhiên của con người dựa trên các thành tựu khoa học đương thời. Với Ông, con ngơười là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên và nguồn gốc của con người là phi thần thánh. Theo Ông “Không phải Chúa sáng tạo ra con người theo hình mẫu của Chúa mà chính là con người đã sáng tạo ra Chúa theo hình mẫu của mình”. Phơ bách đã nhìn thấy nhân tố xã hội trong con người khi Ông khẳng định “ Người ngồi trong cung điện suy nghĩ khác người ngồi trong túp lều tranh”. Song về căn bản, Phơ bách chỉ nhìn thấy yếu tố tự nhiên trong con người. Con người trong quan niệm của Ông là con người sinh vật thuần tuý, không bị chế ước bởi các điều kiện xã hội và lịch sử, bản chất vĩnh cửu của nó chính là tình yêu.
    Triết học Hiện sinh là dòng triết học bàn chủ yếu đến ý nghĩa cuộc sống và cổ vũ cho trò chủ thể của con người. Tuy nhiên, con người trong triết học ấy không phải là con người xã hội mà là con người cá nhân độc đáo. Sự phân biệt con người với đồ vật chỉ là sự độc đáo trong suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân chỉ khẳng định sự “hiện sinh” – giá trị của mình, khi biết vượt qua mọi ràng buộc và chuẩn mực xã hội.
    Như vậy, con người là vấn đề xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà triết học phi mác- xít đã có những cách lý giải rất đa dạng về con người. Song tựu trung lại sự lý giải của họ về con người còn giản đơn, chung chung, thiếu sức thuyết phục và hầu hết đều nhuốm mầu tôn giáo.
    Sự ra đời của triết học Mác đã tạo nên bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. Triết học Mác là triết học vì con người và sự nghiệp giải phóng con người. Do vậy, có thể khẳng định con người trở thành vấn đề trung tâm trong triết học Mác.
    Theo triết học Mác, con ngơười là sinh vật có tính xã hội, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của tự nhiên, vừa là sản phẩm vừa là chủ thể sáng tạo ra toàn bộ nền văn hoá vật chất và tinh thần xã hội. Đó chính là động vật tiến hoá nhất, có ngôn ngữ, tư duy và biết lao động sản xuất ra của cải vật chất (Từ điển TV- NXB HN2004)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...