Luận Văn Con người và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Con người và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

    Chúng ta là một con người? Đúng vậy, nhưng để hiểu được con người là gì thì thật khó. Các nhà triết học có rất nhiều khái niệm về con người nhưng nhìn chung những nhà bác học trước Mác đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên- sinh học mà không thấy được mặt xã hội của đời sống con người. Và triết học Mác đã kế thừa quan niệm con người trong lịch sử triết học. Và ông đã khẳng định “ con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội”.Con người là sản phẩm tự nhiên của kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Nhờ có quá trình lao động mà con người ngày càng hoàn thiện. Con người chỉ tồn tại khi con người tiến hành lao động. Và cũng chính lao động qui định tính xã hội của con người. Con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên.
    Với tư cách là con người xã hội , con người đã tạo ra của chất bằng sản xuất. Con người là sản phẩm của tự nhiên song con người tác động lại tự nhiên, ngự trị tự nhiên, sử dụng tự nhiên để phục vụ cuộc sống xã hội của con người. Con người không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể cải tạo xã hôị. Bằng hoạt động sản xuất con người đã sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần.
    Như vậy, con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên và xã hội. Con người là thực thể thống nhất sinh học – xã hội. Ngoài ra, xuất phát từ hiện thực, Mác đã nhận thấy vai trò quyết định của lao động để phân chia con người và động vật. Do lao động là một hoạt động xã hội cho nên sự khác biệt giữa con người và động vật là kết quả trong hoạt động sử dụng con người trong xã hội . Vì vậy, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Tóm lại, bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Bản thân con người không phải là cố định, bất biến mà có tính lịch sử cụ thể. Chúng ta không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
     
Đang tải...