Tiến Sĩ Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3. Nhiệm vụ của luận án 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Những đóng góp mới của luận án 3
    6. Cấu trúc của luận án 4
    Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Phê bình sinh thái – Một khuynh hướng mới trong phê bình văn học 5
    1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái 5
    1.1.2. Lịch sử phê bình sinh thái 7
    1.1.3. Phê bình sinh thái - một khuynh hướng nghiên cứu văn học 15
    1.2. Lịch sử phê bình mối quan hệ con người với tự nhiên trong văn học Việt Nam 22
    1.2.1.Các công trình nghiên cứu 22
    1.2.2. Phê bình sinh thái – những khởi đầu mới mẻ 23
    Chương 2: KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI SINH THÁI VIỆT NAM 31
    SAU NĂM 1975 31
    2.1. Những tiền đề lịch sử xã hội của văn học sinh thái Việt Nam 31
    2.2. Sự hình thành của văn xuôi sinh thái sau năm 1975 32
    2.2.1. Giai đoạn manh nha 32
    2.2.2. Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái 34
    2.3. Những thay đổi trong cách thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên 39
    2.3.1. Thay đổi điểm nhìn 40
    2.3.2. Thay đổi motif cốt truyện 45
    2.3.3. Thay đổi tính chất của nhân vật 48
    2.3.4. Thay đổi giọng điệu 49
    Chương 3: CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TỪ ĐIỂM NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI 55
    3.1. Ý thức về con người "tội đồ" trong mối quan hệ với tự nhiên 55
    3.1.1. Thống trị tự nhiên 55
    3.1.2. Chiếm đoạt không gian hoang dã 61
    3.2. Ý thức về con người nạn nhân trong mối quan hệ với tự nhiên 68
    3.2.1. Số phận con người trong những thảm họa tự nhiên 68
    3.2.2. Niềm kính sợ với sinh mệnh tự nhiên 74
    3.3. Ý thức về con người tha hóa 77
    3.3.1. Ý thức sinh thái giai cấp 78
    3.3.2.Ý thức sinh thái nữ quyền 82
    3.4. Ý thức về nỗi bất an sinh thái 89
    3.4.1. Cái nhìn phản lãng mạn về nông thôn 89
    3.4.2. Nỗi bất an đô thị 94
    Chương 4: KIẾN LẬP CẢM QUAN ĐẠO ĐỨC SINH THÁI 101
    4.1. Sự trở lại và nối dài diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên 101
    4.1.1. Tiền đề từ các diễn ngôn phương Đông 101
    4.1.2. Mĩ hóa, lí tưởng hóa cái tự nhiên 104
    4.1.3. Nhận thức về quê hương như là môi trường sinh thái 112
    4.1.4. Văn học đồng quê về những người nghèo khổ 116
    4.2. Nhận diện mẫu hình nhân cách cho chủ nghĩa nhân văn sinh thái 125
    4.2.1. Lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên 125
    4.2.2. Đồng cảm với thế giới tự nhiên bị thương tổn 132
    4.2.3. Tiếng nói của những thân phận bé nhỏ 136
    KẾT LUẬN 143
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nghiên cứu văn học sau khi “trở về chính mình” với những lí thuyết như chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức, phê bình mới chủ yếu quan tâm đến những phương diện nội tại của tác phẩm dường như nhiều khi trở nên tự thu hẹp, khó tiếp cận với những vấn đề đương đại rộng lớn. Mặt khác, các trường phái nghiên cứu văn học hiện nay với những mối bận tâm về con người: phê bình phân tâm học, phê bình Marxism , lí thuyết tiếp nhận trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu nhưng có lẽ “đang trong giai đoạn thác ghềnh và thỉnh thoảng mất phương hướng” [150, xvii]. Cần phải tìm một hướng đi khác cho nghiên cứu văn học. Do vậy hiện nay, bên cạnh những hướng nghiên cứu văn học trước đó vẫn đang có những tìm tòi mới mẻ và đạt được nhiều thành tựu thì cũng xuất hiện sự chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học, xuyên qua văn học để quan sát sự đổi thay văn hóa, nghiên cứu ý thức văn hóa được thể hiện như thế nào trong văn học, nghiên cứu ý thức về xã hội, ý thức về môi trường thể hiện trong văn học.
    Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất. Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ đô thị hóa và sự ỷ lại vào khoa học kĩ thuật con người đang ngày càng quay lưng với tự nhiên, khai thác quá mức, khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Thiên nhiên trả thù con người không phải chỉ bằng các thảm họa, thiên tai, mà đáng sợ hơn, trả thù bằng sự biến mất của chính nó. Cái “dây chuyền sống” huyền diệu của tạo hóa đang ngày càng bị phá hủy. Phê bình sinh thái (ecocritisim) nổi lên khi vấn đề biến đổi khí hậu, sự xuống cấp về môi trường không còn là vấn đề của mỗi quốc gia dân tộc nữa, nó ảnh hưởng đến sự sống. Văn học quan tâm đến sự sống cho nên khúc ngoặt của phê bình sinh thái xét đến cùng lại liên quan đến bản thể của văn học.
    Trên thế giới, khởi phát từ Anh – Mĩ, phê bình sinh thái đang là một trào lưu năng động hiện nay, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều hơn các nước ngoài phương Tây. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mưa bão, lũ lụt . Sống ở vùng đất nhạy cảm với những đổi thay của môi trường, hẳn nhiên điều đó sẽ ánh xạ vào tác phẩm, nhất là với nhà văn đa cảm, trắc ẩn. Ý thức sinh thái này đã được nhiều tác giả văn xuôi sau năm 1975 đề cập đến: sự hủy hoại môi sinh dẫn tới việc mất cân bằng tự nhiên; quá trình đô thị hóa, nền kinh tế thị trường khiến con người rời xa môi trường sinh thái, con người trở thành nạn nhân, công cụ của thương mại Do vậy văn học có khuynh hướng tìm về biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, có một tư duy sinh thái trong việc nhận diện, phân tích và thể hiện những nỗi đau môi trường, số phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh cũng như hướng con người sống có trách nhiệm với thiên nhiên, biết hòa mình vào tự nhiên để được thanh thản, cân bằng trong cuộc sống Từ hướng nghiên cứu này, có một cách tiếp cận riêng trên con đường khám phá một trong những hấp dẫn của văn học Việt Nam sau 1975 và qua đó kết nối văn học với những vấn đề thiết cốt của nhân loại về trách nhiệm của con người trong khủng hoảng môi sinh.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài luận án là Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên chúng tôi hiểu như sau:
    Thứ nhất, từ cái nhìn sinh thái, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa con người và những yếu tố tự nhiên. Phê bình sinh thái cảnh tỉnh về nguy cơ của khủng hoảng sinh thái. Do vậy, đề tài xem xét quan hệ con người với thực thể tự nhiên để phân tích số phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh, đồng thời chỉ ra những căn nguyên của những thảm họa môi trường. Mặt khác, vấn đề tự nhiên bao giờ cũng có mối liên hệ với xã hội. Do vậy, luận án cũng xem xét sự kết nối tính sinh thái với các vấn đề xã hội để thấy hành trình bóc lột tự nhiên có mối liên hệ với hành trình bất công xã hội. Từ đó, phê bình sinh thái đặt ra nhiều vấn đề về sự bất công môi trường, về nông thôn và thành thị, những vấn đề áp bức phụ nữ, vấn đề giai cấp . Từ thực trạng suy thoái môi trường cần thức tỉnh ý thức sinh thái và tạo ra những góc nhìn khác về sự sống mà có thể cung cấp nền tảng đạo đức và kiến thức cho cách hiểu đúng đắn về tương quan giữa các tồn tại trên trái đất.
    Thứ hai, từ cái nhìn sinh thái dưới góc độ văn học, chúng tôi "đọc" các mã văn học thể hiện ý thức sinh thái trên các phương diện chủ đề, motif cốt truyện, nhân vật, cảm hứng, ngôn ngữ và giọng điệu. Từ đó chỉ ra những đặc điểm của văn học sinh thái như là một xu hướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ và chứa đựng bên trong những nhân tố cách tân văn học.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Dựa trên phê bình sinh thái Anh-Mĩ, hướng tiếp cận nảy sinh trong thời đại khủng hoảng môi trường, đề tài chỉ ra những điểm có thể vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu dựa trên văn xuôi hư cấu sau năm 1975, chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết làm đối tượng khảo sát chính. Từ đó để thấy sự phản ứng của văn học trước những khủng hoảng sinh thái đang diễn ra.
    3. Nhiệm vụ của luận án
    - Khảo sát các tác phẩm văn xuôi sinh thái sau năm 1975; phân tích các tác phẩm dưới góc nhìn của phê bình sinh thái
    - Đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về văn học sinh thái Việt Nam sau năm 1975
    - Khảo sát những bình diện khác nhau của khuynh hướng văn xuôi sinh thái
     
Đang tải...