Tiểu Luận Con người - nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CON NGƯỜI - NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC
    A: LỜI MỞ ĐẦU


    Bước sang thiên niên kỷ mới cũng là lúc loài người bước sang nền kinh tế mới-nền kinh tế thứ 3: Kinh tế tri thức. Những năm gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, và trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta được tiếp cận nhiều với thuật ngữ này. Khái niệm này là mới mẻ, không chỉ đối với Việt Nam. Vì là mới đương nhiên còn nhiều băn khoăn: kinh tế tri thức là gì? Tương lai của nó ra sao? Tính cấp thiết của nó như thế nào? Chìa khoá nào cho nước ta để mở cánh cửa vào nền kinh tế mới này? Và với tư cách là sinh viên-chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta phải làm gì, làm như thế nào để đi vào kinh tế tri thức? Để hiểu rõ về vấn đề này, em chọn đề tài: "Con người - nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức" để nghiên cứu.


    Bài viết được hoàn thành, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo và các bạn. Tuy nhiên, là sinh viên năm thứ hai, bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, hơn nữa kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn, để em có thêm kinh nghiệm sau này.
    Em xin chân thành cảm ơn.


    B: NỘI DUNG


    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CON NGƯỜI


    1. Khái niệm con người


    Trong xã hội không ai nhầm lẫn con người với động vật. Song không phải vì thế mà câu hỏi"con người là gì " không được đặt ra.

    Có nhiều khoa học nghiên cứu về con người: y học, sinh vật học, tâm lí học, xã hội học, triết học .Mỗi khoa học tiếp cận con người theo cách riêng. Xã hội học coi con người với tư cách là thực thể xã hội, là đơn vị cấu thành xã hội, tức là nghiên cứu con người- xã hội, nghiên cứu mặt xã hội của con người. Hay sinh học chỉ nghiên cứu con người dưới khía cạnh sinh học. Trong khi các khoa học khác nghiên cứu con người bằng cách chia hệ thống, theo từng khía cạnh . thì triết học tiếp cận con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống. Trong sự phát triển của lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về con người. Các nhà triết học cổ đại trước đây cũng có những quan niệm khác nhau về con người. Heghen-đại biểu của trường phái duy tâm coi con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, con người là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối. Thành tựu của ông là đã nghiên cứu được bản chất của quá trình tư duy, phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần, tức là mặt xã hội của con người. Như vậy quan niệm của Heghen là duy tâm siêu hình. Còn Phơbach-đại biểu của trường phái duy vật lại coi con người chỉ là sản phẩm của giới tự nhiên. Như vậy ông đã tuyệt đối hoá mặt sinh học của con người, chia cắt con người khỏi các quan hệ xã hội hiện thực, ông rơi vào chủ nghĩa duy vật. Tư duy phương Tây thường coi con người là một bộ phận của thế giới tự nhiên, tồn tại khách quan. Khái quát triết học về con người thường dựa trên kết quả phân tích, khái quát của khoa học tự nhiên về con người như sinh học, tâm lí, đạo đức .nhưng vẫn thiếu hụt thế giới nội tâm của con người. Những vấn đề con người mà triết học phương Tây cố gắng giải quyết còn bỏ ngỏ vấn đề nội tâm con người. Đạo Phật là triết lí con người hướng nội. Điểm mạnh nhất của triết lí này là con người nội tâm, vô thần, bình đẳng về đạo đức. Triết lí nhân sinh của đạo Phật cũng bộc lộ hạn chế do phạm vi và cách tiếp cận hướng nội quy định. Con người của đạo Phật mờ nhạt tính xã hội.


    MỤC LỤC
    A. Lời mở đầu 1
    B. Nội dung
    I. Một số vấn đề chung về con người 2
    1. Khái niệm con người 2
    2. Vai trò của con người trong sự vận động và phát triển của đời sống xã hội 3
    3. Nguồn lực con người 4
    II. Một số vấn đề chung về nền kinh tế tri thức 6
    1. Khái niệm về nền kinh tế tri thức 6
    2. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế tri thức 10
    3. Tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức 12
    4. Việt Nam với nền kinh tế tri thức 14
    III. Thực trạng nguồn nhân lực và các biện pháp phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức ở Việt Nam 16
    1. Thực trạng nguồn nhân lực nước ta 16
    2. Yêu cầu về nguồn nhân lực 18
    3. Biện pháp 19
    C. Kết luận 23
    Tài liệu tham khảo 25
     
Đang tải...