Tiến Sĩ Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 4
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 4
    2. Lịch sử nghiên cứu 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
    4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 14
    5. Phương pháp nghiên cứu . 14
    6. Những đóng góp mới của luận án 15
    7. Giới thiệu bố cục luận án . 16
    Chương 1: QUAN NIỆM “CON NGƯỜI CÁ NHÂN” – TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN
    TRỞ LẠI VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU
    THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 . 17
    1.1. Quan niệm “con người cá nhân” . 17
    1.1.1. “Con người” và bản chất của con người . 17
    1.1.2. Quan niệm “con người cá nhân” và quá trình phát triển của con người cá nhân
    trong lịch sử . 19
    1.2. Con người cá nhân trong văn học Việt Nam trước 1975 – một cái nhìn khái quát . 26
    1.2.1. Con người cá nhân trong văn học cổ trung đại . 26
    1.2.2. Con người cá nhân trong văn học hiện đại 33
    1.3. Bối cảnh lịch sử, văn hóa mới sau 1975 và sự thay đổi quan niệm nghệ thuật
    về con người 45
    1.3.1. Từ sự tác động của bối cảnh lịch sử xã hội mới, văn hóa mới 45
    1.3.2 đến những đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 46
    1.4. Khái quát về sự vận động của con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn
    Việt Nam sau 1975 49
    Chương 2: NHỮNG KIỂU CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT
    VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 . 56
    2.1. Con người tự ý thức 56
    2.1.1. Nhận thức về cái tôi và khát vọng kiếm tìm bản thể . 58
    2.1.2. Theo đuổi những đam mê riêng, vượt qua khuôn thước số đông . 66
    2.1.3. Nhận thức về cá nhân trong sự phân rã của các mối quan hệ gia đình, xã hội 70
    2.2. Con người cô đơn . 73
    2.2.1. Bị cô đơn 74
    2.2.2. Tự cô đơn . 82
    2.3. Con người tự nhiên bản năng 85
    2.3.1. Con người với bản năng tính dục . 85
    2.3.2. Con người với bản năng sinh tồn và bản năng xâm hại . 93
    2.4. Con người vô thức, tâm linh . 96
    2.4.1. Giấc mơ và những ám ảnh . 97
    2.4.2. Những hành vi không thể kiểm soát 102
    2.4.3. Những năng lực bí ẩn 103
    Chương 3: CON NGƯỜI CÁ NHÂN VÀ NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TỰ
    SỰ TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 110
    3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 110
    3.1.1. Phi điển hình hóa trong xây dựng nhân vật . 110
    3.1.2. Độc thoại nội tâm và kĩ thuật dòng ý thức . 116
    3.1.3. Thủ pháp huyền thoại hóa 120
    3.2. Trần thuật đa điểm nhìn 129
    3.2.1. Điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài và sự dịch chuyển, đan xen điểm nhìn . 130
    3.2.2. Tương tác giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật . 135
    3.2.3. Điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian . 138
    3.3. Kết cấu 144
    3.3.1. Kết cấu theo dòng ý thức 145
    3.3.2. Kết cấu phân mảnh 148
    3.3.3. Kết cấu giải quy phạm . 151
    3.4. Tổ chức ngôn ngữ hướng tới tính đa thanh, tính cá thể . 155
    3.4.1. Ngôn ngữ đa thanh – sự thể hiện nhu cầu đối thoại của cá nhân 155
    3.4.2. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã – một biểu hiện của nhu cầu dân chủ hóa 160
    KẾT LUẬN 167
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 170
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 172


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước bước sang thời
    bình với những biến chuyển lớn lao về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây cũng là thời điểm
    mở ra giai đoạn phát triển mới của văn học dân tộc. Đặc biệ t, Đại hội Đảng lần thứ VI
    (1986) với chủ trương đổi mới tư duy, đề cao tinh thần dân chủ đã thúc đẩy mạnh mẽ
    quá trình đổi mới nền văn học trên mọi bình diện. Sự phát triển vượt trội của hai thể
    loại tiểu thuyết và truyện ngắn đưa văn xuôi lên vị trí “thống trị” văn đàn, giữ vai trò
    quan trọng trong việc tạo ra gương mặt mới cho văn học. Với ý nghĩa này, tiểu thuyết
    và truyện ngắn sau 1975 cần được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện.
    1.2. Cuộc sống thời bình tạo điều kiện cho con người trở lại với nhu cầu tự
    nhiên, chủ trương mở cửa, hội nhập về kinh tế và từng bước mở rộng giao lưu văn hóa
    với thế giới đã thúc đẩy sự xuất hiện trở lại của ý thức cá nhân, tác động mạnh mẽ
    đến tư tưởng và sáng tạo của nhà văn. Trong sự đổi mới tư duy nghệ thuật thì đổi mới
    quan niệm về con người là cốt lõi, “là biểu hiện cụ thể của xu thế dân chủ hóa và sự
    thức tỉnh ý thức cá nhân trên nền tinh thần nhân bản” [146]. Ba mươi năm chiến tranh
    là một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, tạo ra sự thống nhất tương đối trong cách văn học
    nhìn con người. Từ chỗ nó được xem xét trong tư cách con người tập thể (chặng 1945 -1954), rồi con người được đặt trong sự thống nhất riêng - chung (chặng 1954 - 1964) và
    dần đi tới kiểu mẫu con người sử thi, đại diện cho sức mạnh, phẩm chất, ý chí, khát
    vọng của cả cộng đồng (chặng 1965 - 1975). Con người trong văn học sau 1975 được
    thể hiện ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của các mối quan hệ, được soi chiếu dưới
    nhiều tiêu chí và thường được nhìn nhận như một cá thể, một số phận giữa cuộc sống
    đời thường, nhiều đa đoan, đa sự. Vượt qua nhận thức hạn hẹp, giản đơn, văn học sau
    1975 nhìn con người như một thực thể phong phú và còn đầy bí ẩn.
    Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người làm biến đổi mọi bình
    diện của sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật đến cơ cấu thể loại. Các chủ
    đề gắn với cảm hứng nhận thức lại được tập trung khai thác. Nhân vật đa số không
    được xây dựng theo nguyên tắc điển hình hóa mà chú trọng vào khám phá tính cá thể,
    đa ngã, phức tạp. Bên cạnh sự phát triển mạnh của tiểu thuyết và truyện ngắn, phóng sự
    lên ngôi cùng tự truyện và tản văn. Tư duy thể loại cũng biến chuyển rõ rệt kéo theo
    nhiều thủ pháp, kĩ thuật mới lạ, hiện đại trong nghệ thuật trần thuật, trong ngôn ngữ,
    giọng điệu Mấu chốt của những đổi mới này suy cho cùng đều xuất phát từ ý thức về
    cá nhân và quan niệm con người cá nhân, cá thể. Con người cá nhân trong tiểu thuyết
    và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 vì vậy là một đối tượng khảo sát, nghiên cứu thực
    sự cần thiết, giúp tiếp cận và lí giải yếu tố cơ bản chi phối sự biến đổi nội dung và nghệ
    thuật của văn xuôi sau 1975.
    1.3. Con người cá nhân không chỉ là vấn đề của văn học hôm nay. Đó là sự
    tiếp nối một nguồn mạch quan trọng mang tính nhân bản của lịch sử văn học dân
    tộc đã manh nha từ văn học trung đại. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, có giai
    đoạn con người cá nhân đã bị phủ định, khước từ để thay thế bằng kiểu mẫu con
    người tập thể. Sự trở lại của con người cá nhân sau 1975 tiếp nối tinh thần nhân
    bản của truyền thống văn học dân tộc, gắn với quá trình trưởng thành nhân cách
    trong những điều kiện văn hóa, lịch sử mới.
    1.4. Văn xuôi sau 1975 hiện có mặt và ngày càng có vị trí đáng kể trong
    chương trình nhà trường phổ thông và đại học. Việc nghiên cứu Con người cá nhân
    trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 do đó không chỉ có ý nghĩa khoa
    học mà còn mang tính thời sự, tính thực tiễn đối với người học văn, người dạy văn vì
    nó cung cấp cơ sở lý luận cho việc xác lập các tiêu chí đánh giá văn học từ lập trường
    nhân bản và dân chủ.
    Đây là những lí do để chúng tôi triển khai đề tài luận án này.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Văn xuôi sau 1975 đã ít nhiều được nghiên cứu ở cấp độ tổng quan và nhiều hơn
    ở cấp độ cụ thể (tác gia, tác phẩm ) . Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn
    Việt Nam sau 1975 tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nhưng đã được một số
    tác giả lưu tâm, hoặc từ hướng khảo sát có đặt vấn đề quan niệm nghệ thuật về con
    người, hoặc xem xét thế giới hình tượng trong sáng tác của một nhà văn cụ thể. Sau đây
    là khái quát của chúng tôi về những ý kiến có liên quan đến đề tài của luận án.
    2.1. Những nghiên cứu chung về con người cá nhân và vai trò, vị thế của nó trong
    tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975
    Đầu thập kỉ tám mươi (thế kỉ XX) , Trần Đình Sử khi nghiên cứu về những đổi
    mới trong tư duy nghệ thuật và hình tượng nhân vật văn học giai đoạn từ sau 1975 đã
    khẳng định: “Con người đạo đức thế sự là đặc điểm chủ yếu nhất của sự đổi mới tư duy
    nghệ thuật trong văn học ta thập kỷ qua”[211]. Ông tiếp tục nhấn mạnh trong một công
    trình nghiên cứu sự vận động quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt
    Nam từ 1945 đến 1985 rằng , nếu như con người những năm đầu kháng chiến là con
    người của cái chung, “vấn đề cá tính, nhu cầu hạnh phúc cá nhân chưa thể là vấn đề có
    tầm quan trọng ” thì sau 1975, con người “đang được xem xét với những chiều sâu
    mới. Đời sống cá nhân, cá tính phải trở thành một đối tượng nhận thức, thể hiện .”[189;
    90-91]. Theo ông: “chỉ từ sau năm 1986, với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước,
    con người trong văn học mới thật sự trải qua một bước ngoặt mới. Chất sử thi nhạt dần
    và quan niệm thế sự, đời tư, triết lý, văn hóa về con người nổi lên, trở thành một nét chủ
    đạo, làm thay đổi cả diện mạo văn học”[189; 95]. Ở một bài nghiên cứu khác, ông nhận
    định: khuynh hướng “phi sử thi hóa” khiến “con người trong văn học mất dần tính
    nguyên phiến sử thi mà hiện ra nhiều mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức”,
    “ngoài ý chí, tư tưởng, tình cảm, còn được khắc họa ở các phương diện bản năng, vô
    thức, tâm linh, nghịch lí”; “Thay vào chỗ trung tâm của những chiến sĩ, anh hùng năm
    xưa là hình ảnh những con người thực dụng, tẻ nhạt, tầm thường”. Với hướng đi này,
    “con người trở về với con người cá thể, quan tâm tới cá nhân: đề tài cái tôi, ý thức chủ
    thể, con người thân phận, cảm hứng đạo đức, tự vấn lương tâm, nỗi buồn đều là
    những biểu hiện của ý thức cá nhân”[215].
    Bùi Việt Thắng khi điểm lại tình hình truyện ngắn trong năm 1986 đã nhấn mạnh:
    “Nhà văn tỏ rõ thái độ của mình đối với đời sống hôm nay – quan tâm đến mọi chuyện,
    đến từng con người trong những số phận hết sức khác nhau. Mỗi con người đều có một
    vị trí và giá trị nhất định trước cộng đồng và lịch sử, và mỗi cá nhân độc đáo, thú vị trong
    sự kh ám phá liên tục của nhà văn”[234]. Ông tiếp tục khẳng định ý này trong bài viết
    “Văn xuôi gần đây và quan niệm con người”. Theo tác giả, các nhà văn đã quan tâm đến
    vấn đề số phận con người và hoàn cảnh, chú ý “sự tồn tại chân chính của những nhân
    cách” cá nhân, mạnh dạn đi sâu vào “con người trong con người ”, đó chính là “biểu hiện
    của việc dân chủ hóa nền văn học hiện nay ở ta”[235].
    Với bài viết “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Vũ Tuấn Anh chỉ rõ: “Mười
    năm trở lại đây, văn học có một cách nhìn khác, một cách biểu hiện khác về con người,
    vừa phần nào mang tính chất đối lập, vừa mang ý nghĩa bổ sung cho thời kì văn học đã
    qua Sự dân chủ hóa trong xã hội và văn học đã được biểu hiện ngay trong thế giới
    nhân vật. Gần như không có những nhân vật được lí tưởng hóa theo những công thức
    định sẵn. Các nhân vật, cùng với số phận và hành vi của họ, đều bình đẳng trước sự
    quan sát của nhà văn”[4]. Tác giả cho rằng văn học sau 1975 đã “cố gắng khám phá thế
    giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản
    thể - người”, nhờ đó “văn học hiện nay cũng đang hòa vào con đường chung của văn
    học nhân loại ở phương diện khám phá những bí ẩn con người”[4] .
    Nguyễn Bích Thu nhận xét về cái mới của văn xuôi sau 1975: “Vấn đề con
    người, vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người viết”[144; 225];
    “vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh mẽ trong cảm hứng sáng
    tạo của nhà văn”, “các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình
    thường trong những môi trường đời sống bình thường”[144; 230 -231] . Theo bà, nhà
    văn Việt Nam những năm đổi mới không chỉ “đi sâu vào số phận con người mà còn đề
    cập tới khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa ( ), đi sâu vào thế
    giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích
    thực”[144 ; 231]
    Vấn đề con người cá nhân còn được đề cập đến trong một số công trình mang ý
    nghĩa tổng kết về văn xuôi sau 1975. Nguyễn Thị Bình với chuyên luận Văn xuôi Việt
    Nam 1975 – 1995, những đổi mới cơ bản đã nhấn mạnh đến những thay đổi lớn trên
    các phương diện: quan niệm về nhà văn, quan niệm về con người và một số đổi mới
    đáng chú ý trên phương diện thể loại. Nhấn mạnh đến sự biến chuyển trong quan niệm
    nghệ thuật về con người, bà khẳng định: “Từ quan niệm con người lịch sử, con người
    cộng đồng chuyển dần sang quan niệm con người cá nhân phức tạp bí ẩn”[33; 65];
    “văn xuôi ít có những nhân vật đẹp đẽ, hoàn hảo nó bị lấn át, bị lu mờ bởi thế giới
    nhân vật của đời thường phàm tục”[33; 76]. “Trình bày con người như nó vốn có,
    không lí tưởng hóa, thần thánh hóa nó là đặc điểm nổi bật trong quan niệm con người
    của văn xuôi từ sau 1975. Quan niệm “con người đời thường”, “con người phàm tục”,
    “không hoàn hảo” vừa giống như một sự đối thoại với quá khứ, khước từ những quy
    phạm cũ, vừa đề xuất hệ giá trị mới để đánh giá con người: hệ giá trị nhân bản”[33; 79].
    Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh: “tinh thần quan tâm đến “nhân tố con người” đã giúp văn
    xuôi từ sau 1975 thoát khỏi lối mòn quen thuộc, phá vỡ những quy phạm hình thành
    trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, dần dần đạt tới một quan niệm toàn diện, nhiều
    chiều về con người, mở ra những tầng sâu mới mẻ và thú vị về đời sống bí ẩn, vô cùng
    vô tận của những cá thể sinh động gần gũi”[33; 82].
    Nguyễn Văn Long với công trình Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy
    trong nhà trường khẳng định: “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản là nền
    tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm trong nền văn học giai đoạn này”, “khi
    cuộc sống dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. R.M Albérès (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỉ XX (1900-1959), NXB Lao động.
    2. Tạ Duy Anh, Mô - típ “tội ác và trừng phạt” sẽ còn ám ảnh các nhà văn,
    http://evan.com.vn
    3. Phạm Tuấn Anh (2009), Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975,
    Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
    4. Vũ Tuấn Anh (1994), “Những vấn đề của văn học hiện đại qua ba cuộc hội
    thảo” , Vũ Tuấn Anh lược thuật, Nghiên cứu văn học (1), tr. 37 -39.
    5. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Nghiên cứu văn học
    (4), tr. 14- 19
    6. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học (4), tr.14-19.
    7. Vũ Tuấn Anh (1995), Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ
    1945 đến nay, Luận án PTS Ngữ văn, Viện văn học.
    8. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể
    loại”, Tạp chí văn học (9), tr. 28-31.
    9. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội.
    10. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (cb) (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Tập
    1+2, NXB Giáo dục.
    11. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
    đương đại”, Nghiên cứu văn học (2), tr. 96- 108.
    12. Trần Hoài Anh (2009), Lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 –
    1975, NXB Hội nhà văn.
    13. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên
    soạn) (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết, NXB Hội
    nhà văn, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
    14. Đào Tuấn Ảnh, Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh
    với văn xuôi Nga, http://vienvanhoc.org.vn
    15. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu
    hiện đại”, Nghiên cứu văn học (8), tr. 43-58.
    16. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà
    Nội.
    17. Lại Nguyên Ân (1986), “Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua”, Tạp chí văn học
    (1), tr. 14- 17.
    18. Lại Nguyên Ân (1987), “Thử tìm hiểu loại hình các mô típ chủ đề trong văn học
    Việt Nam hiện đại”, Tạp chí văn học (6), tr.18-27.
    19. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn.
    20. M. Bakhtin 1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục.
    21. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Hội
    nhà văn.
    22. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn
    học (9) , tr. 66 - 79.
    23. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí văn học (6), tr.45 -50.
    24. Lê Huy Bắc (11/05/2011), Những khuynh hướng chính trong văn chương hậu
    hiện đại, nguvan.hnue.edu.vn.
    25. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học
    sư phạm.
    26. Gordon E.Bigelow, Đôi nét về chủ nghĩa hiện sinh, Cao Hùng Lynh dịch,
    http://reds.vn/index.php.
    27. Nguyễn Thị Bình (1998), “Tư duy mới về tiểu thuyết”, Tạp chí văn học (7), tr.
    69-75.
    28. Nguyễn Thị Bình (2001), “Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975”, Tạp
    chí văn học (3), tr. 39-44.
    29. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn
    xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí văn học (4), tr. 21-25.
    30. Nguyễn Thị Bình (2004), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Nguyễn Khải về
    tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, tr.133- 142.
    31. Nguyễn Thị Bình (2005), “Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam
    gần đây”, Nghiên cứu văn học (11), tr. 61- 66.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...