Tiểu Luận Con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một vấn đề trọng tâm xuyên suốt quá trình phát triển

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    A. Phần mở đầu 2
    1. Lý do chọn đề tài 2
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài 3
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
    5. Bố cục của tiểu luận 4
    B. Phần nội dung 5
    1. Quá trình nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ 5
    1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản 5
    1.2. Nhận thức trước đây về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
    1.3. Nhận thức đổi mới về chủ nghĩa xã hội với thời kỳ qúa độ
    8
    10
    2. Những quan điểm phương pháp luận xuất phát để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
    13
    3. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thế kỷ XXI 14
    C. Phần kết luận 16
    Tài liệu tham khảo 17

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng; Phương pháp phát triển của đất nước; nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội, đối ngoại, anh ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, . của Đảng ta. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì? Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? thì qua mỗi chặng đường cách mạng cụ thể chúng ta mới có được những nhận thức về vấn đề này đầy đủ và sâu sắc hơn.
    Trải qua 20 năm (1986 - 2006), công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đạt được những thành tựu to lớn, và có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Điều đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
    Trong khuôn khổ tiểu luận tôi muốn đề cập: Con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một vấn đề trọng tâm xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Viết về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có nhiều tiểu luận, nhiều chuyên đề và đặc biệt là nhiều tác phẩm lớn. Góp một phần nhỏ bé vào đó, dưới ánh sáng của triết học, tôi muốn làm cho người đọc hiểu rằng : "Con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng không kém phần chông gai như hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ", con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải đi theo con đường mà Mác và Lênin đã chỉ ra, phát triển "rút ngắn" mà không ngắn qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đường lối riêng.
    3. Mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài
    Qua việc tìm hiểu biện chứng duy vật trong triết học Mac - Lênin, quá trình hình thành, phát triển các hình thái kinh tế- xã hội để thấy Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, khoa học, sáng tạo vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Đề tài làm sáng tỏ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng góp phần sáng tỏ lý luận của phép biện chứng duy vật trong chủ nghĩa Mác - Lê nin.
    Việc nghiên cứu đề tài giúp mọi người, đặc biệt là tầng lớp tri thức, là những người tiền phong trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, có nhận thức đúng đắn, có cơ sở lý luận, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Hoàn thành việc nghiên cứu đề tài để thấy con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta hiện nay hoàn toàn đúng đắn qua đó đập tan mọi âm mưu xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch đen tối.

    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Con đường xuyên suốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo, khoa học chủ nghĩa Mác- Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của đất nước
    Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp lý luận qua các tài liệu triết học và các tài liệu liên quan.
    Phương pháp xử ký tài liệu, tổng hợp, đối chiếu, so sánh vấn đề.
    5. Bố cục của tiểu luận
    Tiểu luận gồm 3 phần:
    - Phần mở đầu
    - Phần nội dung
    - Phần kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...