Tiểu Luận "con đường thứ ba" - của trào lưu xã hội dân chủ - xu hướng chính trị - xã hội chủ nghĩa tư bản hiện

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu "con đường thứ ba" - của trào lưu xã hội dân chủ - xu hướng chính trị - xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại
    Giới thiệu chung

    Đề tài: "CON ĐƯỜNG THỨ BA" - CỦA TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ - XU HƯỚNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

    Chuyên đề dài 21 trang:
    1. Bối cảnh sự điều chỉnh của CNTB, hay của "Con đường thứ ba" của trào lưu xã hội dân chủ
    "Con đường thứ ba" được Antoni Gidens, Viện trưởng Viện Chính trị kinh tế học Luân - Đôn đề xuất.
    Trước hết, nói về thuật ngữ "Con đường thứ ba", theo quan điểm của các nhà dân chủ xã hội. Đây là lần thứ hai, các nhà dân chủ xã hội sử dụng thuật ngữ này. "Con đường thứ ba", lần đầu được trào lưu xã hội dân chủ sử dụng vào khoảng giữa thế kỷ XX. Đảng XHDC Đức, sau đó là Đảng XHDC Thụy Điển . sử dụng khái niệm này để chỉ mô hình xã hội do các Đảng XHDC cầm quyền. Đó là một xã hội không phải TBCN, cũng không phải là XHCN. Mô hình này có ba điểm chính: - Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa, do Đảng XHDC cầm quyền; - Hệ thống kinh tế thị trường TBCN có sự điều tiết lớn của Nhà nước; - Hệ thống an ninh xã hội được bảo đảm bởi một hệ thống chính sách bảo trợ xã hội rộng lớn. Mô hình này còn được gọi chung là nhà nước phúc lợi (The welfare state).
    Từ những năm 80, mô hình nhà nước phúc lợi khủng hoảng, các đảng XHDC thất cử.
    Thuật ngữ "Con đường thứ ba" lần thứ hai được các nhà dân chủ xã hội, sử dụng với nội dung khác. Đó không phải là mô hình xã hội ở giữa CNXH và CNTB, mà là một mô hình xã hội đượcđiều chỉnh ở giữa mô hình cổ điển của CNXH dân chủ (mô hình nhà nước phúc lợi) với mô hình thị trường tự do (The free market). "Con đường thứ ba" này, còn được gọi là mô hình Nhà nước đầu tư cho xã hội và phúc lợi xã hội (Social investment state and welfare society).
    Trong các văn kiện của Đại hội XX và XXI, cũng như trong các bài phát biểu của giới lý luận XHDC, người ta đã đề cập tới một loạt các nhân tố tác động tới chính sách của các đảng XHDC. Trước hết, đó là toàn cầu hóa kinh tế.
    Các nhà xã hội dân chủ cho rằng, từ những năm 70 đến nay, kinh tế toàn cầu đã có những thay đổi cơ bản, những thay đổi này, theo nhận định của Ủy ban giá trị cơ bản, đảng XHDC Đức, gồm ba điểm lớn sau:
    — Tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và sự phát triển ngành nghề ngày càng phải dựa vào khoa học và công nghệ thông tin.
    — Lao động dịch vụ phát triển mạnh mẽ tạo ra "những thang lương thấp" trong xã hội.
    — Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nhanh chóng bị lạc hậu. Việc làm trở nên bấp bênh. Trường hợp "lao động cả đời ở một vị trí làm việc đã trở thành ngoại lệ. Thay đổi thường xuyên công việc, liên tục phải chuyển tới những lĩnh vực mới trở thành thông lệ"(1). Theo một điều tra xã hội học, một người lao động trong thời đại hiện nay, trung bình phải thay đổi 8 lần công việc trong đời mình.
    Cũng theo các đảng XHDC, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu đã làm mất đi một con đường (ý nói con đường XHCN), đồng thời đã có những tác động nhất định trên lĩnh vực kinh tế. Đó là mở rộng địa bàn đầu tư và làm cho cuộc cạnh tranh thu hút "tư bản" ngày càng gay gắt.
    Trong phạm vi của các nhà nước do các đảng xã hội dân chủ cầm quyền đã diễn ra những vấn đề nan giải. Trước hết, đó là tình trạng thất nghiệp hàng loạt do sự biến đổi của "tháp dân cư" - tuổi thọ trung bình tăng nhanh, tỷ lệ người hưởng trợ cấp tuổi già do đó cũng tăng nhanh. Trong khi đó, lực lượng trẻ bổ sung vào lực lượng lao động xã hội có xu hướng giảm. Thứ hai, gắn liền với tình hình trên là "sự bùng nổ" chi phí cho hệ thống y tế do sử dụng ngày càng tăng các thiết bị hiện đại và thuốc men đắt tiền. Đó còn là sự gia tăng của tệ nạn xã hội, phần lớn do thất nghiệp, do "bị gạt ra ngoài lề xã hội". Thứ ba, đó là tình trạng trốn lậu thuế dưới nhiều hình thức ngày càng tăng. Tình hình trên đã dẫn đến khủng hoảng thâm hụt tài chính nghiêm trọng của các nhà nước xã hội do các đảng XHDC cầm quyền.
    Ở những nước do các đảng XHDC cầm quyền lâu năm như Đức, Thụy Điển ., những mặt tích cực trong chính sách bảo trợ xã hội đã trở thành tiêu cực. Chính sách phúc lợi và bảo hiểm XHDC truyền thống, "từ cái nôi đến phần mộ", nhất là bao cấp cho những lớp người "xếp hàng chót" trong thị trường lao động, khiến cho họ ỷ lại, mong được hưởng lâu dài chế độ này. Người ta không tích cực tìm cách để quay lại thị trường lao động. Ví dụ, ở Cộng hòa liên bang Đức, nếu một người bị thất nghiệp từ 6 đến 7 năm, có gia đình (2 con) thì được hưởng một khoản trợ cấp là 1.800 DM/ 1 tháng. Những người thất nghiệp này, do trình độ chuyên môn thấp nên nói chung, nếu họ đi làm cũng chỉ có thể nhận được tiền lương khoảng 2.000 DM/ 1 tháng. Trong trường hợp đó, người ta thường lựa chọn biện pháp không đi làm để hưởng trợ cấp xã hội.
    Vai trò của nhà nước, ở các nước tư bản phát triển đang đứng trước một mâu thuẫn mới, một bên là sự cần thiết của vai trò quản lý quốc gia tập trung với một bên là hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ NGO (Non Government Organization). Những tổ chức này hoạt động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế. Chính sách xã hội dân chủ làm sao thích ứng được với bối cảnh đó, làm sao tạo điều kiện cho công dân làm quen và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội rộng lớn, đó là một câu hỏi lớn đối với các nhà dân chủ xã hội.
    Các Đảng Xã hội dân chủ cho rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ - nhất là khoa học công nghệ thông tin đang đặt ra hàng loạt những vấn đề mới về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Sự hình thành xã hội thông tin, kinh tế tri thức đang đòi hỏi các đảng XHDC phải có những chính sách thích hợp.Một trong những chính sách đó là tổ chức lại hệ thống đào tạo. Theo các nhà dân chủ xã hội, bản thân khái niệm đào tạo cũng phải thay đổi. "Đào tạo không chỉ cung cấp kiến thức nghề nghiệp mà còn phải giúp người học có được sự năng động trong việc định hướng nghề nghiệp trong một nền sản xuất luôn luôn thay đổi"(1).
    Theo quan niệm của các nhà dân chủ xã hội ở các nước TBCN phát triển xã hội đang bị phân hóa không phải theo sự phân chia giai cấp mà theo các nhóm lợi ích, gắn liền với mức sống và nghề nghiệp đồng thời đang diễn ra xu hướng cá thể hóa sinh hoạt xã hội. Hiện nay, ở các nước tư bản phát triển, theo các nhà dân chủ xã hội, đã hình thành bốn nhóm xã hội lớn như sau:
    (1) Con đường thứ ba - đường lối trung dung mới, tài liệu đề tài KHXH 06.07, tr.5.
    (1) Con đường thứ ba - tài liệu đã dân, tr. 8.
    MỤC LỤC

    Trang
    1.
    Bối cảnh sự điều chỉnh của CNTB, hay của "Con đường thứ ba" của trào lưu xã hội dân chủ
    2
    2.
    Nội dung sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại qua "Con đường thứ ba"
    6
    3.
    Nội dung điều chỉnh về chính trị - xã hội của "Con đường thứ ba"
    18

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...