Tài liệu Con đường tam giáo việt nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nho giáo vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc, qua ba thời kỳ như sau:

    – 111 tcn-39: các đời Tây Hán và Đông Hán.

    – 43-544: các đời Đông Hán, Tam Quốc, Tấn, Nam Bắc Triều.

    – 603-939: các đời Tùy, Đường, Ngũ Quý.

    Mười thế kỷ đầu công nguyên, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội. Thành phần trí thức ưu tú bấy giờ là những nhà tu, đặc biệt là các cao tăng. Thông qua việc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các sư tiếp thu luôn Nho học. Thế nên, khi đất nước vừa độc lập, kể từ Ngô (939-965), Đinh (968-979), Lê (980-1009), trí thức tài đức ra giúp triều đình là các đạo sĩ và thiền sư. Một số thiền sư có công dạy các tục gia đệ tử trở thành nhân tài giúp nước, như sư Khánh Vân và sư Vạn Hạnh lần lượt là thầy dạy Lý Công Uẩn; sư Trí ở núi Cao Dã là thầy của Thái úy Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa .

    Nho học Việt Nam phát triển từ thế kỷ XI, sang đời Nguyễn thì suy. Nho học mở đường xuất thân cho kẻ sĩ thông qua khoa cử;[1] nhờ đó thúc đẩy văn học phát triển, văn hóa được nâng cao. Không ít tiên Nho Việt Nam là tác gia, đi sâu vào triết Nho. Nhưng chiến tranh liên miên, sách vở bị cướp, đốt mất quá nhiều, tư tưởng học thuật của tiên Nho Việt Nam hầu như không còn lưu lại gì cho đời sau nghiên cứu. Nên nói đến Nho giáo Việt Nam, cái nổi bật hình như không phải là tư tưởng triết học, mà lại là văn chương, khoa cử, và vai trò chính trị của sĩ phu trong lịch sử.



    CHÚ THÍCH

    [1] Về mặt tích cực của Nho giáo qua tác động của khoa cử, xem Lê Anh Dũng, Tìm hiểu Kinh cúng tứ thời, Huế: Nxb Thuận Hóa, 1995, tr. 113-114.

    [2] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Quyển Thượng. Sài Gòn: Nxb Trung tâm Học liệu, 1971, tr. 99.

    [3] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Quyển Thượng, 1971, tr. 101.

    [4] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Quyển Thượng, 1971, tr. 124.

    [5] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Quyển Thượng, 1971, tr. 124.

    [6] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Quyển Thượng, 1971, tr. 212.

    [7] Trần Trọng Kim, Nho giáo. Quyển Hạ. Sài Gòn: Nxb Trung tâm Học liệu, 1971, tr. 370.

    [8] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1990, tr. 221-228.

    [9] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 229.

    [10] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 229-230.

    [11] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 230-232.

    [12] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 232-234.

    [13] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 235-236.

    [14] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí. Tập 3. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1992, tr. 174.

    [15] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 257.

    [16] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 261.

    [17] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 235-236.

    [18] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm. Tập II, 1990, tr. 237-239.


    =====

    Tải về để xem tiếp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...