Tài liệu Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Quan niệm của Hồ Chí Minh về

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Con đường hình thành tư duy HCM về CNXH

    a. Các nhà kinh điển tiếp cận CNXH

    - Các nhà kinh điển của CN M-LN đã làm sáng tỏ bản chất của CNXH từ những kiến giải KTXH, CTrị, Triết học ở Tây Âu. Từ đó các ông đã thấy rõ vai trò và sứ mệnh của giai cấp VS là đào mồ chôn CNTB và CNTB tất yếu sẽ bị thay thế bằng 1 chế độ XH cao hơn, tiến bộ hơn, chế độ CSCN. Vì thế học thuyết về CNXH của các ông được coi là vũ khí lí luận để g/c VS thực hiện sứ mệnh của mình và trên cơ sở đó nhân dân tiến bộ thế giới hướng tới 1 XH vì con người.

    - Khi CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang CNĐQ, Lê Nin đã bổ sung, phát triển và hiện thực hóa học thuyết XHCN KH ở Liên Xô. CNXH KH với tư cách là 1 chế độ XH sau khi được hoàn thiện sẽ là bước phát triển cao hơn và 1 bước PTriển về chất so với CNTB

    b. HCM tiếp cận học thuyết CNXH KH

    - HCM cũng tiếp cận CNXH từ những phân tích kinh tế, Ctrị, xã hội, triết học của CN M-L. Cụ thể là từ học thuyết về sứ mệnh lịch sử của g/c công nhân. Tuy nhiên từ 1 người yêu nước đến với CN M-L, HCM còn tiếp cận CNXH KH từ lập trường yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đặc biệt là về phương diện đạo đức.

    - Toàn bộ những quan điểm của HCM về CNXH là sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố kinh tế XH, Ctrị với các nhân tố nhân văn, đạo đức văn hóa tạo ra những nét riêng trong sự kế thừa làm cho nó phù hợp với điều kiện lịch sử và khát vọng dân tộc VN. Từ bản chất ưu việt của CNXH, HCM khẳng định tính tất yếu của sự lựa chọn khi đi lên CNXH ở nước ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại và sự phát triển của lịch sử nhân loại.

    2. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội:

    - Theo Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội có 5 đặc trưng bản chất.

    + Về kinh tế: CNXH là chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn với sự phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa, dân giàu, nước mạnh.

    + Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

    + Về chế độ chính trị: Có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân lao động là chủ và làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

    + Về xã hội: Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển giữa xã hội và tự nhiên.

    + Về lực lượng: Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây dựng lấy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...