Luận Văn Con đường hình thành khái niệm phong cách nhà văn cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông qua việc d

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
    tâm đầu tư phát triển con người, lấy giáo dục và đào tạo làm quốc sách hàng
    đầu nhằm xây dựng một xã hội ổn định, phát triển nền kinh tế tri thức, thực
    hiện mục tiêu: Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
    Nhằm phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và
    rộng khắp, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ
    một chiều, phát huy tính sáng tạo của người học, công tác giáo dục và đào
    tạo đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi cấp học, bậc học.
    1.2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong đó có vấn đề dạy
    học kiến thức lý luận văn học ở trường trung học phổ thông (THPT) đang trở
    thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và giáo viên. Thực tế cho thấy,
    dạy học lý luận văn học chưa được đặt đúng vị trí quan trọng của nó, giảng
    dạy thiên về lý thuyết, thiếu tính thực tế; một số khái niệm chưa được làm rõ
    như: phương pháp sáng tác, tư tưởng nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật,
    giọng điệu, thi pháp, phong cách nhà văn (PCNV),_ điều đó đã ảnh hưởng
    rất lớn tới việc nghiên cứu tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học (TPVH) của
    học sinh.
    1.3. Hình thành hệ thống khái niệm lý luận văn học trong đó có khái niệm
    PCNV là công việc khó khăn, phức tạp nhưng có hiệu quả thiết thực nhằm
    nâng cao năng lực đọc hiểu TPVH của học sinh. Có rất nhiều khái niệm lý
    luận văn học quan trọng nhưng chúng tôi chọn đề tài “Con đường hình thành
    khái niệm PCNV cho học sinh lớp 11- THPT qua việc dạy học TPVH”, bởi
    khái niệm Phong cách luôn là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật của nhà văn, là
    điểm đích cần đạt đến của bất cứ nhà văn chân chính nào. Nhà văn có phong
    cách, tức là nhà văn đó đã chắc chắn khẳng định được vị thế của mình trong
    nền văn học đương thời, và để nghiên cứu, đánh giá một nền văn học, hay
    một thời kì văn học, không thể không chú ý đến những nhà văn ưu tú- những
    nhà văn có phong cách. Hình thành khái niệm PCNV trong dạy học TPVH
    giúp học sinh tiếp cận với con người, khí chất, tài năng, cá tính sáng tạo, thế
    giới nghệ thuật độc đáo của nhà văn, gây dựng trong các em lòng yêu văn
    chương, say mê tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật, nâng cao văn hoá đọc và từng
    bước hoàn thiện nhân cách.
    1.4. Hình thành khái niệm PCNV qua bài học TPVH đã xác định đúng đối
    tượng nghiên cứu đó là hướng tới học sinh lớp 11, lứa tuổi đang trong thời kì
    phát triển toàn diện về tư duy trí tuệ và tâm hồn tình cảm. Trước mỗi tác
    phẩm được học, các em thường ham muốn ngoài việc cảm thụ sâu sắc thế
    giới hình tượng nghệ thuật còn có nguyện vọng nắm bắt đầy đủ ý nghĩa của
    những khái niệm lý luận văn học liên quan đến bài học để làm công cụ tìm
    hiểu, cảm thụ tác phẩm. Hơn nữa, những TPVH được chọn giảng trong
    2
    chương trình Ngữ văn lớp 11 thường là những tác phẩm xuất sắc của những
    nhà văn có phong cách độc đáo. Để hình thành khái niệm PCNV thì cách tốt
    nhất là tiến hành hoạt động dạy học thông qua bài học về TPVH cụ thể. Điều
    đó đồng nghĩa với việc qua bài học, học sinh vừa nắm được vẻ đẹp độc đáo của
    PCNV, định hình được khái niệm PCNV vừa hiểu sâu sắc tác phẩm nghệ thuật.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    2.1. Vấn đề dạy học khái niệm lý luận văn học ở trường THPT
    - Nghiên cứu các công trình lý luận và phương pháp dạy học văn cho thấy, việc
    hình thành khái niệm lý luận văn học trong dạy học văn đã được nhiều nhà nghiên
    cứu ở nước Nga và Việt Nam đề cập đến từ giữa thế kỷ trước qua các công trình
    của nhiều tác giả như: L.I.Timôphêép, V.A.Nhikônxki, Z.IA.Rez, B.Gôlucốp,
    M.Rưbônhicôva, A.Lipaiep, G.Bêlenxki, Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng,
    Cao Đức Tiến .
    - Những ý kiến về việc dạy học khái niệm lý luận văn học của các nhà nghiên cứu
    đều thống nhất khẳng định vai trò quan trọng của kiến thức lý luận văn học trong
    quan điểm dạy học tích hợp với việc đọc và phân tích TPVH của học sinh. Điều đó cho
    thấy có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khoa học về lôgic học, tâm lý học và phương
    pháp dạy học văn trong việc hình thành khái niệm lý luận văn học cho học sinh.
    2.2. Vấn đề hình thành khái niệm Phong cách nhà văn ở trường THPT
    - Thuật ngữ PCNV được giới nghiên cứu văn học trên thế giới chú ý đến từ rất lâu
    và có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Cho đến nay việc thống nhất khái
    niệm vẫn còn nhiều vấn đề đang tiếp tục được bàn bạc, nghiên cứu. Đối với ngành
    lý luận và phương pháp dạy học văn thì khái niệm PCNV đã được chú ý nhắc đến
    trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Song vấn đề hình thành
    khái niệm PCNV cho học sinh thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy
    đủ về nó, và xác định đây còn là vấn đề ngỏ cần được nghiên cứu, thực thi kịp thời
    góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn.
    - Với mục đích nghiên cứu hình thành khái niệm PCNV cho học sinh thông qua
    bài học TPVH, luận án trân trọng kế thừa những tư tưởng, thành quả của những nhà
    nghiên cứu đi trước và mạnh dạn đề xuất phương pháp hình thành khái niệm PCNV
    nhằm giúp cho việc đọc hiểu và cảm thụ TPVH của học sinh lớp 11- THPT một
    cách sâu sắc, toàn diện.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    3.1.1. Xác lập hệ thống cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nhằm hình
    thành khái niệm PCNV cho học sinh lớp 11- THPT qua việc dạy học TPVH.
    3.1.2. Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm cơ bản của khái niệm PCNV để vận
    dụng vào dạy học TPVH của những nhà văn có phong cách độc đáo trong
    chương trình Ngữ văn lớp 11- THPT.
    3.1.3. Đề xuất thiết kế hình thành khái niệm PCNV trong bài dạy học TPVH.
    3
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.2.1. Luận án thống nhất khái niệm PCNV cho phù hợp với nhận định
    của lý luận văn học và phương pháp dạy học văn hiện đại.
    3.2.2. Từ những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, luận án bước đầu đề
    xuất một số phương pháp hình thành khái niệm PCNV cho học sinh lớp 11-
    THPT qua việc dạy học TPVH.
    3.2.3. Trên quan điểm dạy học TPVH làm rõ đặc điểm nổi bật của PCNV,
    luận án nghiên cứu thực nghiệm bài dạy học TPVH một cách hiệu quả.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là phương pháp hình thành khái niệm
    PCNV qua việc dạy học TPVH, trong đó hướng tới đối tượng dạy học là học
    sinh lớp 11- THPT.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau:
    4.2.1. Phân tích hệ thống các quan niệm về PCNV để đi đến thống nhất
    khái niệm một cách hợp lý.
    4.2.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận khoa học và khảo sát thực tiễn dạy và học
    khái niệm PCNV ở trường THPT làm tiền đề đưa ra hệ thống phương pháp
    hình thành khái niệm PCNV cho học sinh.
    4.2.3. Nghiên cứu một số nhà văn có phong cách độc đáo (như Thạch
    Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao) để lại dấu ấn trong ba truyện ngắn nổi tiếng
    (Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo) được giảng dạy trong nhà trường.
    4.2.4. Nghiên cứu và thiết kế dạy học thực nghiệm hình thành khái niệm
    PCNV cho học sinh lớp 11- THPT.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng những phương pháp cơ bản sau:
    5.1. Phương pháp nghiên cứu hệ thống lí luận và thực tiễn dạy học
    5.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
    5.3. Phương pháp phân tích và mô tả
    5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    5.5. Phương pháp đối chứng, so sánh
    6. Giả thuyết khoa học
    Xuất phát từ việc nghiên cứu và tiếp thu những thành tựu khoa học lý luận
    và thực tiễn dạy học Ngữ văn, luận án đề xuất giả thuyết khoa học như sau:
    Hiện nay việc dạy học các khái niệm lí luận văn học nói chung và khái
    niệm PCNV nói riêng còn có nhiều bất cập. Nếu thông qua bài học TPVH,
    giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh khám phá vẻ đẹp độc đáo của PCNV,
    thì học sinh sẽ bước đầu lĩnh hội khái niệm này và cảm thụ sâu sắc những
    nét độc đáo nổi trội của PCNV để lại dấu ấn trong tác phẩm; sẽ tạo thói quen
    4
    cho các em khi đọc, cảm thụ TPVH chú ý tới PCNV, khơi gợi và phát triển
    năng lực tự học, tự nghiên cứu tác phẩm.
    7. Đóng góp của luận án
    7.1. ý nghĩa khoa học
    Luận án nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận khoa học về tâm lý
    học, lôgíc học, lý luận dạy học, lý luận văn học, lý thuyết tiếp nhận văn học,
    lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt_ nhằm đưa ra
    phương pháp hình thành khái niệm PCNV cho học sinh lớp 11 qua việc dạy
    học TPVH.
    Thành công của Luận án bước đầu góp phần đổi mới việc dạy học TPVH
    học ở trường THPT và gợi mở hướng tiếp cận TPVH từ góc độ PCNV.
    7.2. ý nghĩa thực tiễn
    Luận án đã cố gắng thống nhất quan niệm về PCNV, những đặc điểm cơ
    bản của PCNV trong mối quan hệ với những yếu tố khác, và thiết lập hệ
    thống phương pháp hình thành khái niệm PCNV trong bài dạy học TPVH.
    Luận án bước đầu hiện thực hoá tư tưởng dạy học tích hợp kiến thức lý luận
    văn học thông qua bài học TPVH, chú trọng phát triển năng lực đọc - hiểu và
    làm văn của học sinh, chú ý tìm hiểu vẻ đẹp độc đáo của PCNV trong tác phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...