Luận Văn Con đường đi tới thành công cho M&A Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ------------------------------

    Hoạt động M&A từ lâu đã trở thành một hoạt động kinh tế sôi nổi nhất trên thế giới, với
    những lợi ích mà M&A mang lại, dường như nó đã trở thành một chìa khóa vạn năng có thể khai
    thông tất cả những bài toán khó nhất mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh.
    Tại Việt Nam hoạt động M&A xuất hiện khá muộn màng từ năm 1997, nhưng thị trường của nó
    chỉ mới bắt đầu hoạt động sôi nổi từ năm 2006 khi mà luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2005 ra đời
    và tham gia điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến hoạt động M&A. Trong suốt những năm qua
    hoạt động M&A đã góp phần tái cấu trúc và mang về cho nền kinh tế Việt Nam những dòng vốn
    đầu tư nước ngoài đáng kể. Những chủ đề về M&A được đưa ra bàn luận sôi nổi, những đề tài
    nghiên cứu đã xác định được những lợi ích vô cùng to lớn mà M&A mang lại cho doanh nghiệp
    nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, những tiến trình và giải pháp được đề xuất sẽ có giá trị
    rất lớn nhằm thúc đẩy thị trường M&A Việt Nam phát triển, Ở đâu, bất cứ chỗ nào các doanh
    nghiệp cũng nghĩ tới cái chìa khóa vạn năng M&A, và nguy cơ bùng phát một phong trào M&A
    là rất có thể sẽ xảy ra trong những năm sắp tới. Nhưng từ trước tới nay bất cứ hoạt động nào nếu
    bùng phát theo phong trào đều để lại những hậu quả liền sau đó, ví dụ như : khủng hoảng “bong
    bóng dot-com” tại Mỹ và Châu Âu năm 2002-2003; sự xì hơi của thị trường chứng khoán Việt
    Nam từ đầu năm 2008; và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính tài chính thế giới năm 2008.
    Với những nhận định một cách chủ quan như vậy, cùng với những kiến thức M&A đã
    theo đuổi trong suốt quá trình học tập Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Con đường đi tới
    thành công cho M&A Việt Nam
    ” với hy vọng có thể tìm ra những nguyên nhân và bản chất của
    thành công và thất bại, đồng thời từ đó rút ra những bài học và giải pháp cho thị trường M&A
    Việt Nam.
    Đề tài gồm phần mở đầu, kết luận, nội dung chính bao gồm 50 trang được bố cục thành 4
    chương:
    Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận của hoạt động M&A và những vấn đề cơ bản liên
    quan đến thất bại trong M&A.

    Chương 2: Trình bày hoạt động M&A trên thế giới từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Đồng thời
    tiến hành phân tích những thương vụ M&A thất bại điển hình để tìm ra nguyên nhân, sau đó rút
    ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động M&A tại Việt nam.

    Chương 3: Thị trường M&A Việt Nam đã phát triển như thế nào với những đặc điểm ra
    sao. Nguyên nhân và rủi ro nào có thể làm hoạt động M&A tại Việt Nam gặp khó khăn, để từ đó
    làm cơ sở lý luận đưa ra các mô hình, công cụ làm giải pháp trong phần cuối.

    Chương 4: Bao gồm những nhóm giải pháp cho từng nguyên nhân thất bại trong hoạt
    động M&A, bao gồm cả những giải pháp giành riêng cho thị trường M&A Việt Nam.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT BẠI TRONG HOẠT ĐỘNG M&A

    1.1. Các khái niệm về mua bán và sáp nhập . 4
    1.1.1. Acquisition – Mua lại . 4
    1.1.2. Merger- hợp nhất, sáp nhập 5
    1.1.3. Phân biệt Acquisition - Mua lại với Merger - hợp nhất, sáp nhập . 6
    1.2. Những đặc điểm của thị trường và vai trò của hoạt động M&A trong sự phát triển
    nền kinh tế . 7
    1.2.1. Những đặc điểm khác biệt của thị trường M&A 7
    1.2.2. Vai trò của hoạt động M&A trong sự phát triển nền kinh tế . 8
    1.3. Những động cơ thúc đẩy hoạt động M&A . 9
    1.3.1. Động cơ bên mua . 9
    1.3.2. Động cơ bên bán . 10
    1.3.3. Những lợi ích trong M&A 11
    1.4. Nghiên cứu về thất bại trong hoạt động M&A 11
    1.5. Kết luận chương 1 12

    CHƯƠNG 2
    PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA HOẠT
    ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI

    2.1. Các giai đoạn phát triển của hoạt động M&A . 14
    2.2. Thực trạng M&A thế giới và các khu vực năm 2008 15
    2.2.1. Hoạt động M&A Thế giới năm 2008 . 15
    2.2.2. Tình hình M&A một số khu vực 15
    2.3. Phân tích những nguyên nhân thất bại trong M&A . 17
    2.3.1. Phân tích những nguyên nhân thành công và thất bại qua những thương vụ M&A cụ thể
    17
    2.3.1.1. Thương vụ mua lại giữa Sony và Columbia (1989) . 17
    2.3.1.2. Thương vụ Unilever mua lại Bestfoods (2000) 19
    2.3.1.3. Thương vụ AT&T mua lại NCR (1991) 20
    2.3.1.4. So sánh thương vụ hợp nhất giữa Renault và Volvo (1993) với thương vụ hợp nhất giữa
    HP và Compaq (2001) 21
    2.3.1.5. Thương vụ hợp nhất giữa AOL và Time Warner (2001) . 24
    2.3.2. Những nguyên nhân thất bại của các thương vụ M&A 26
    2.3.2.1. Sáu nguyên nhân cốt lõi dẫn đến thất bại trong M&A . 26
    2.3.2.2. Những nguyên nhân khác góp phần làm tăng tỷ lệ thất bại của hoạt động M&A . 27
    2.4. Bài học từ những thương vụ M&A thất bại 29
    2.5. Kết luận chương 2 30

    CHƯƠNG 3
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

    3.1. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của thị trường M&A Việt Nam . 32
    3.1.1. Các giai đoạn phát triển của thị trường M&A Việt Nam . 32
    3.1.1.1. Giai đoạn năm 1997 đến năm 2005 32
    3.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 . 32
    3.1.1.3. Giai đoạn từ năm 2008 trở về sau - Xu hướng phát triển M&A tại Việt Nam 32
    3.1.2. Đặc điểm thị trường M&A Việt Nam 33
    3.1.2.1. Đặc điểm thị trường M&A Việt Nam trong thời gian qua . 33
    3.1.2.2. Đặc điểm của M&A thời kinh tế khó khăn 35
    3.1.3. Những khó khăn và rủi ro của hoạt động M&A tại Việt Nam . 35
    3.1.3.1. Những khó khăn của hoạt động M&A tại Việt Nam . 35
    3.1.3.2. Những rủi ro của thị trường M&A Việt Nam 37
    3.2. Xu hướng của thị trường M&A Việt Nam trong thời gian tới . 38
    3.2.1. Quy mô của công ty mục tiêu . 38
    3.2.2. Các lĩnh vực thu hút M&A trong thời gian sắp tới 39

    3.3. Cơ hội cho thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn này 40
    3.4. Kết luận chương 3 40

    CHƯƠNG 4
    NHỮNG GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG M&A VIỆT NAM

    4.1. Cần phải nhận biết và đánh giá được một thương vụ M&A thất bại thể hiện ở
    những khía cạnh nào 42
    4.2. Phải xem xét và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thành công và thất bại một
    cách rõ ràng cụ thể 43
    4.2.1. Phải xây dựng một mục đích chiến lược rõ ràng, cụ thể 43
    4.2.2. Đánh giá đúng sự phù hợp giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu 44
    4.2.3. Xác định các phương thức thanh toán phù hợp cho hoạt động M&A và áp dụng các
    công cụ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro . 45
    4.2.4. Gia tăng năng lực và hiệu quả của bộ máy quản trị . 45
    4.3. Những giải pháp riêng cho thị trường M&A Việt Nam . 46
    4.3.1. Giải pháp về mặt pháp lý cho thị trường M&A Việt Nam . 46
    4.3.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro thiếu thông tin 47
    4.3.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro từ việc định giá . 47
    4.3.3.1. Earn-outs 48
    4.3.3.2. Contingent value rights - CVRs . 48
    4.4. Kết luận chương 4 49

    KẾT LUẬN 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...