Luận Văn Con đường đi lên chủ nghĩa xó hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Con đường đi lên chủ nghĩa xó hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta

    CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA​ Nguyễn Duy Quý *​ Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định : "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa ." (1). Nhìn ra bên ngoài và nhìn lại lịch sử đất nước ta trong thế kỷ XX, chúng ta lại càng thấy sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác.
    Như chúng ta đã biết, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và chủ nghĩa tư bản nói riêng, Mác và Ăng-ghen đã đi đến kết luận rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội.
    Song, khẳng định như vậy, phải chăng tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc đều đồng thời và nhất thiết phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa rồi mới có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội ? Vấn đề này đã được đặt ra ngay từ thời Mác và Ăng-ghen và đã được các ông đề cập đến. Ngay từ năm 1875, Ăng-ghen đã nêu lên khả năng phát triển rút ngắn của các nước từ trình độ tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1882, trong Lời tựa viết cho lần xuất bản thứ hai bằng tiếng Nga cuốn "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Mác và Ăng-ghen lại tiếp tục khẳng định có khả năng này. Đặc biệt, năm 1894, Ăng-ghen nói rõ hơn về khả năng đó như sau : "Không những có thể mà còn chắc chắn là sau thắng lợi của giai cấp vô sản và sau việc xã hội hóa những tư liệu sản xuất ở các dân tộc Tây Âu thì những nước vừa mới bước vào con đường sản xuất tư bản chủ nghĩa và vẫn còn có các chế độ thị tộc nguyên vẹn hoặc những tàn dư của chế độ thị tộc, có thể sử dụng những tàn dư đó của sở hữu chung và những tập quán nhân dân tương ứng làm công cụ mạnh mẽ để rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà ở Tây Âu chúng ta phải trải qua. Nhưng một điều kiện tất yếu để làm được việc đó là tấm gương và sự ủng hộ tích cực của phương Tây cho tới nay vẫn còn là tư bản chủ nghĩa. Chỉ khi nào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã bị đánh bại tại quê hương của nó và ở những nước nó đã phát đạt, chỉ khi nào những nước lạc hậu qua tấm gương ấy mà biết được rằng "việc đó đã được tiến hành như thế nào", những lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại, với tư cách là sở hữu công cộng, đã được sử dụng như thế nào để phục vụ toàn thể xã hội, - thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào con đường phát triển rút ngắn như vậy. Như thế thắng lợi của những nước ấy sẽ được đảm bảo. Và điều đó không chỉ đúng với nước Nga, mà với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa" (2).
    Khẳng định, đồng thời tiếp tục phát triển quan điểm trên đây của Mác và Ăng-ghen, tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản họp vào tháng 7 năm 1920, Lê-nin đã trả lời câu hỏi về khả năng các dân tộc lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội như sau : "Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" (3). So với quan điểm của Mác và Ăng-ghen, quan điểm này của Lê-nin có một điểm khác biệt đáng chú ý. Đó là, nếu Ăng-ghen nói tới khả năng các nước lạc hậu có thể rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên chủ nghĩa xã hội thì Lê-nin nói thẳng tới khả năng các nước lạc hậu có thể tiến tới chủ nghĩa cộng sản bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
    [​IMG]
     
Đang tải...