Tiến Sĩ Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1957)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    [TABLE="class: cms_table, width: 606"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    [/TD]
    [TD]i
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
    [/TD]
    [TD]ii
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU .
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    1
    .1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    Nhận xét[/TD]
    [TD]10
    10
    14
    25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: MALAYA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA ANH (CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)
    [/TD]
    [TD]27

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Từ Vương quốc Hồi giáo Malacca đến thuộc địa Malaya của Anh .[/TD]
    [TD]27[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1. Hồi quốc Malacca và những thế kỉ đầu tiếp xúc với phương Tây (1400-1786) .[/TD]
    [TD]27[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Malaya trở thành thuộc địa của Anh (1786-1914) .[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2.1. Thành lập Khu định cư Eo biển (Straits Settlements) [/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2.2. Quá trình mở rộng can thiệp vào các tiểu quốc Malay và củng cố chế độ cai trị ở Malaya [/TD]
    [TD]33[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Tác động của chính sách thực dân của Anh ở Malaya .[/TD]
    [TD] 40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Biến đổi cơ cấu kinh tế với vai trò chủ thể của ngoại kiều [/TD]
    [TD]40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Hình thành xã hội đa tộc người và các nguyên nhân mâu thuẫn tộc người[/TD]
    [TD] 43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3. Sự phát triển của đội ngũ trí thức người Malay .[/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.4. Sự phát triển của báo chí bản địa [/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết chương 2 .[/TD]
    [TD]56[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: PHONG TRÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI MALAY TRONG NHỮNG NĂM GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI [/TD]
    [TD]58[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Những yếu tố tác động [/TD]
    [TD]59[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Phong trào cải cách dưới sự dẫn đường của đội ngũ trí thức tôn giáo [/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Nhóm trí thức chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh và phong trào đấu tranh vì “Quyền đặc biệt” của người Malay . .[/TD]
    [TD]69[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4. Phong trào dân tộc dưới sự lãnh đạo của nhóm trí thức cấp tiến [/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết chương 3 [/TD]
    [TD]83[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MALAYA (TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II ĐẾN NĂM 1957)[/TD]
    [TD] 85[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Tác động của giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Malaya (1942-1945) [/TD]
    [TD]85[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.1. Tầm quan trọng của Malaya trong chiến lược Đại Đông Á của Nhật Bản .[/TD]
    [TD]85[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.2. Chính sách Quân sự hóa và Nhật Bản hóa xã hội Malaya .[/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.2.1. Chính sách Quân sự hóa xã hội Malaya [/TD]
    [TD]86[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.2.2. Nhật Bản hóa xã hội Malaya thông qua các chính sách văn hóa, giáo dục [/TD]
    [TD]88[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.3. Sự chuyển biến ý thức chính trị của người Malay .[/TD]
    [TD]90[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Malaya ngay sau Chiến tranh thế giới II: Chính sách của Anh và tình trạng phân cực của nền chính trị Malaya .[/TD]
    [TD]96[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.1. Bối cảnh quốc tế thời hậu chiến .[/TD]
    [TD]96[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.2. Từ “Liên hiệp Malaya” đến “Liên bang Malaya” và vai trò của Tổ chức Dân tộc Thống nhất Malay [/TD]
    [TD]97[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.3. Đảng Cộng sản Malaya và “Tình trạng Khẩn cấp” [/TD]
    [TD]107[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.4. Đảng Dân tộc Malay và sự kết thúc lý tưởng “Indonesia Raya” .[/TD]
    [TD]110[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3. Đảng Liên minh đấu tranh giành độc lập dân tộc[/TD]
    [TD]115[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.1. Quan điểm mới trong chính sách thuộc địa Malaya của chính quyền Anh từ cuối thập niên 1940 . [/TD]
    [TD]115[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.2. Từ những thử nghiệm với ý tưởng “phi cộng đồng” đến sự hình thành Liên minh UMNO - MCA - MIC [/TD]
    [TD]119[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.2.1. Cuộc thử nghiệm trên quan điểm của người Anh với “Ủy ban Liên lạc các cộng đồng” .[/TD]
    [TD]121[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.2.2. Cuộc thử nghiệm trên quan điểm của người Malay với “Tổ chức Dân tộc thống nhất Malay” và “Đảng Malaya Độc lập” .[/TD]
    [TD]122[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.2.3. Hình thành Liên minh UMNO - MCA - MIC .[/TD]
    [TD]123[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.3. Đảng Liên minh đàm phán độc lập .[/TD]
    [TD]130[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4. Một số nhận xét [/TD]
    [TD]137[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4.1. Về phhía thực dân Anh .[/TD]
    [TD]137[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4.2. Về phía người Malay/Malaya .[/TD]
    [TD]138[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4.3. Về sự lựa chọn khác nhau các con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc[/TD]
    [TD]140[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN .[/TD]
    [TD]146

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Quá trình lịch sử của Malaya/Malaysia dường như chịu ảnh hưởng bởi yếu tố địa lý mạnh hơn bất cứ yếu tố nào khác, đặc biệt dưới thời kì cận đại của lịch sử thế giới. Với eo Malacca giữ vị trí địa chiến lược trên con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, vương quốc Malacca nhanh chóng được hình thành và phát triển thành một trung tâm thương mại xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới với các nguồn thương phẩm đặc biệt hấp dẫn. Tuy nhiên, chính sự hấp dẫn đó lại là lý do khiến cho bán đảo Malaya được ví như một “cánh cửa quay[1] của những cuộc “đến” rồi “đi” của nhiều thực dân trong suốt hơn 4 thế kỉ. Có thể so sánh điều này với một số quốc gia khu vực: Trong khi Inđônêsia chỉ là thuộc địa của Hà Lan, Đông Dương luôn là thuộc địa của Pháp, Mianma và Ấn Độ là các thuộc địa của Anh trong nhiều thế kỉ, Philippin trở thành thuộc địa của Mĩ cho đến khi độc lập hoàn toàn sau 300 năm dưới ách thống trị của Tây Ban Nha, thì trường hợp Malaya có thể được xem như là một ngoại lệ. Bồ Đào Nha là thực dân châu Âu đầu tiên bước vào “cánh cửa” này vào năm 1511, cai trị Malacca trong suốt 130 năm. Hà Lan thay thế Bồ Đào Nha ở Malacca từ năm 1641. Năm 1795, nhân cơ hội được tạm quyền sở hữu Malacca, Anh đã tiến lên loại bỏ hoàn toàn quyền lực Hà Lan ra khỏi bán đảo. Hiệp ước Anh - Hà Lan năm 1824 phân “thế giới Malay” ra thành Inđônêsia thuộc Hà Lan và bán đảo Malaya thuộc Anh. Hơn 130 năm tiếp theo, Malaya tồn tại dưới cái tên “Malaya thuộc Anh” - “British Malaya”.
    Nhận thức đầu tiên về Malaysia là nhận thức như thế về lịch sử đầy biến động của vùng bán đảo ở thời kì cận đại, nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu đất nước này từ năm 2002, tôi lại lựa chọn những vấn đề hiện đại: cho Luận văn Thạc sĩ là Chính sách Kinh tế mới và vấn đề hòa hợp dân tộc ở Malaysia (1971-1990), cho hai đề tài nghiên cứu khoa học (cấp Trường là Vấn đề Hồi giáo trong chính sách dân tộc của Malaysia (1957-2000) và cấp Đại học Quốc gia vẫn với vấn đề nghiên cứu trên nhưng thời gian nghiên cứu được kéo dài từ 1957 đến 2010). Mặc dù luôn nhận được sự đánh giá cao đối với các kết quả nghiên cứu nhưng bản thân tôi vẫn chưa thực sự thỏa mãn bởi cảm giác chưa đi đến tận cùng của vấn đề khi giải quyết mối liên hệ giữa xã hội Malaysia hiện đại với xã hội Malaya truyền thống, di sản từ quá khứ, nhất là quá khứ thuộc địa đã tác động ở mức độ nào đối với xã hội đương đại Malaysia.[2] Đó là lý do ban đầu nhất đưa tôi ngược trở lại tiến trình lịch sử của Malaysia, lựa chọn giai đoạn “thuộc Anh” của Malaysia làm vấn đề nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình.
    Mặt khác, trong các nội dung của giai đoạn thuộc địa, tôi lại lựa chọn vấn đề con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc - một vấn đề bấy lâu nay không dễ lý giải ngay cả với chính người Malaya và do đó vấn đề này ở Việt Nam vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng với bản chất của nó mà thường bị gộp vào với các phong trào có nhiều điểm tương đồng. Hơn thế, “Ý chí luận” một thời khiến chúng ta máy móc khi cho rằng các dân tộc thuộc địa chỉ có thể giành độc lập thực sự khi nó thông qua con đường đấu tranh bạo lực do giai cấp vô sản lãnh đạo. Sẽ bị cho là không triệt để hoặc tiếp tục phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản nếu phong trào dân tộc diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nay, quan điểm của chúng ta đang ngày càng khách quan hơn. Trên cơ sở đó, phải thừa nhận rằng giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với bối cảnh Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, nhưng đó không phải là con đường chung cho tất cả các dân tộc thuộc địa. Con đường đi đến độc lập của Malaya như đã được thừa nhận bấy lâu nay là con đường dân chủ tư sản, con đường đấu tranh ôn hòa. Nhưng đó mới chỉ là xét về hình thức, xét về mặt bản chất, xã hội Malaya có rất nhiều lý do chi phối quá trình lựa chọn và tiến hành con đường đấu tranh của mình nhưng lại chưa được làm sáng tỏ. Bởi vậy, vấn đề này nên được nghiên cứu, lý giải.
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Trong bối cảnh cả nhân loại tiến bộ đang lấy thập kỉ 2011-2020 là thập kỉ quốc tế thứ ba loại trừ chủ nghĩa thực dân[3] theo tuyên bố của Ủy ban Chính trị và Phi thực dân hóa tại phiên họp thứ 65 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2010, đứng từ góc độ lịch sử có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc đặt lại những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa thực dân, quá trình thực dân hóa, phi thực dân hóa, hay vấn đề đấu tranh giành độc lập dân tộc - những vấn đề tưởng như là rất cũ nhưng đến nay vẫn có tính thời sự và ý nghĩa khoa học. Cũng khoảng năm 2007, 2008 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trong chương trình biên soạn bộ Lịch sử Đông Nam Á đã triển khai Đề tài “Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào đấu tranh giành độc lập (từ cuối thế kỉ XVI đến năm 1945)”. Nhìn chung, các tác giả và các nhà thẩm định đề tài đều có chung một nhận định: thời kỳ thuộc địa của Đông Nam Á là thời kì hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử khu vực bởi nó không chỉ gắn với các mối quan hệ quốc tế trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà nó còn gắn với nhiều vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn, thậm chí tác động và chi phối trực tiếp đến đặc điểm và khuynh hướng phát triển của từng quốc gia trong khu vực.
    Hơn nữa, trong thời kì thuộc địa của Đông Nam Á, Malaya lại được coi là một trường hợp khá đặc biệt bởi vì người ta vẫn thường cho rằng, trước Chiến tranh thế giới II “người Malay là tộc người ít quan tâm đến chính trị nhất trong số các tộc người ở Đông Nam Á”. [34, tr.1182] Ở Malaya hoàn toàn không có khái niệm “người Malaya” mà chỉ có “người Malay”, “người Hoa” và “người Ấn Độ”, ngay bản thân “người Malay” cũng không thể tồn tại với tư cách là một cộng đồng thống nhất, do đó cũng không tồn tại khái niệm “quốc gia Malaya” mà chỉ có các tiểu quốc của người Malay (sau này là các bang Malay), mà nếu có (vào cuối thập niên 1930) thì nó cũng chỉ được hiểu là “quốc gia của người Malay”. Tình hình đó đưa đến một cảm quan chung là “chẳng có gì thực sự đáng chú ý xảy ra ở Malaya cho đến tận năm 1945” hay phong trào dân tộc của người Malay trước Chiến tranh thế giới II “mới chỉ ở giai đoạn phôi thai”. [172, tr.xvi] Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, người ta lại thấy “Anh đang phải đối mặt với sức mạnh đoàn kết toàn diện chưa từng thấy của người Malay”. [87, tr.18-19] Lại tiếp tục được coi là đặc biệt nếu so sánh với một số thuộc địa khác ở Đông Nam Á. Trong công trình chuyên khảo A Modern History of Southeast Asia: Decolinization, Nationalism and Separatism, Clive Christie chỉ ra rằng, trong số các quốc gia Đông Nam Á lục địa, 3 nước chủ yếu Thái Lan, Mianma, Việt Nam ngay từ thời kì tiền thuộc địa mặc dù đều chịu ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo từ bên ngoài nhưng cả ba đều có ý thức độc lập mãnh liệt. Mianma và Việt Nam cùng được thừa hưởng một quốc gia hùng mạnh và một bản sắc dân tộc, tôn giáo rõ ràng - những yếu tố cần thiết để tạo nên nền tảng cho các phong trào dân tộc hiện đại hình thành ở Mianma và Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. [87, tr.7] Tuy nhiên, cả hai nước này - một là thuộc địa của Anh, một là thuộc địa của Pháp - đều phải tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, thậm chí với Việt Nam là rất lâu dài và gian khổ mới có thể tiến đến nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ở vùng Đông Nam Á hải đảo, ý thức độc lập dân tộc của Inđônêsia đã xuất hiện ngay từ thập niên đầu tiên của thế kỉ XX và luôn là mục tiêu cao nhất của tất cả các phong trào dù dưới ảnh hưởng của trào lưu vô sản hay dân chủ tư sản. Mặc dù vậy, Inđônêsia vẫn phải trải qua một chặng đường dài gần nửa thế kỉ mới đạt được nền độc lập. Với trường hợp Malaya, tính đến thời điểm ngay sau Chiến tranh thế giới II kết thúc, độc lập dân tộc chưa bao giờ là mối quan tâm sâu sắc của người bản địa Malay dù dưới sự thống trị của bất kì thực dân nào - Bồ Đào Nha, Hà Lan hay Anh (ngoại trừ tư tưởng cấp tiến của nhóm trí thức bình dân Malay từ cuối những năm 1930). Vậy mà, “Quá trình tiến đến độc lập của Liên bang Malaya chưa kể đến những tiến bộ kinh tế sau đó, là nhanh nhất so với bất cứ lãnh thổ phụ thuộc nào ở thời kì hậu chiến” [34, tr.1247]. Thực tế đó khiến người ta phải kinh ngạc “Tại sao người Malay có thể giành được độc lập nhanh đến như vậy” vào năm 1957? [163, tr.133-134] Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra với cá nhân tôi: Có phải Malaya đã có được nền độc lập từ con số 0: không khát vọng độc lập, không đoàn kết lực lượng dân tộc, nghĩa là nền độc lập của Malaya năm 1957 đơn giản chỉ là sự “trao trả” của thực dân Anh như bấy lâu nay nó vẫn được thừa nhận? Hoặc đã có một “phép màu” chuyển biến chỉ diễn ra trong vòng 12 năm? Hay Malaya phải trải qua một chặng đường chuyển biến dài hơn thế nhưng lại không dễ quan sát hoặc chưa quan sát được? . Việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề vừa nêu bằng hiện thực của lịch sử xã hội Malaya sẽ làm nên ý nghĩa khoa học của đề tài Luận án.
    Cũng quan trọng không kém khi chúng tôi quyết định chọn đề tài “Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1957” vì thực tế ở Việt Nam cho đến nay còn rất thiếu vắng những công trình nghiên cứu về Malaysia nói chung, càng thiếu vắng những nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị của Malaysia. Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ bù đắp phần nào khoảng trống nghiên cứu đó.
    3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu về con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya, chúng tôi mong muốn đưa đến nhận thức toàn diện hơn về một nội dung trọng tâm của thời kì có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử của mỗi quốc gia-dân tộc cũng như của cả khu vực. Bằng cách tiếp cận lịch sử và xã hội học lịch sử, chúng tôi muốn làm sáng tỏ quá trình định hình một con đường trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Malaya. Đề tài luận giải con đường mà Malaya đã lựa chọn là con đường không hoàn toàn dựa trên một học thuyết chính trị quốc tế cụ thể nào mà được căn cứ trên các đặc tính quốc gia, dân tộc, tôn giáo của đất nước Malaya. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu trường hợp Malaya, đề tài muốn góp thêm vào sự đa dạng các con đường đi đến độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở khu vực và trên thế giới.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Trong trường hợp Malaya, để lý giải con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc rất cần phải xem xét những yếu tố chi phối tình cảm dân tộc, sự hình thành, phát triển của ý thức quốc gia-dân tộc không chỉ của các cộng đồng nhập cư mà của cả người bản địa Malay, do đó cũng chi phối sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Malay/Malaya và đương nhiên chi phối sự lựa chọn hay cách thức tiến hành con đường đấu tranh giành độc lập ở đất nước này. Các yếu tố đó gồm đặc tính đa cộng đồng (cộng đồng bản địa và các cộng đồng nhập cư), sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa cộng đồng, yếu tố đa đảng phái chính trị và đặc tính tâm lý dân tộc-tôn giáo của người Malay Hồi giáo.
    - Về sử dụng thuật ngữ: Luận án sử dụng “Malaya” hay “Malaysia” trong phần Mở đầu và Tổng quan theo đúng tên gọi của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử để tiện cho việc theo dõi. Trong phần nội dung, Luận án sử dụng “Malaya” là tên gọi của đất nước trong suốt thời kì thuộc Anh. Thuật ngữ “người Malay” chỉ cộng đồng người Malay bản địa để phân biệt với hai cộng đồng nhập cư là “người Hoa” và “người Ấn Độ”. Luận án sử dụng thuật ngữ “người Malaya” với nghĩa bao gồm toàn bộ người dân sinh sống ở đất nước Malaya.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: “Malaya thuộc Anh” có giới hạn địa lý là toàn bộ phần phía Tây của lãnh thổ Malaysia ngày nay.
    - Về thời gian: Khung thời gian nghiên cứu của đề tài Luận án là từ cuối thế kỉ XIX - khi thực dân Anh hoàn thành về cơ bản quá trình bành trướng thuộc địa ở bán đảo Malaya đến năm 1957 là năm Malaya tuyên bố độc lập.
    - Về phạm vi vấn đề nghiên cứu:
    Đề tài phân tích quá trình định hình một con đường đấu tranh giành độc lập của Malaya thông qua sự vận động, phát triển của các yếu tố đặc thù trong xã hội Malaya như đã nêu ở trên, qua đó chỉ ra khả năng tối ưu của con đường được lựa chọn trong việc đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của đất nước Malaya và của hoàn cảnh lịch sử. Trong quá trình đó, một số vấn đề và nội dung có liên quan được đặt trong mối liên hệ với Inđônêsia - quốc gia trong cùng “thế giới Malay”, “thế giới Hồi giáo” và có nhiều tác động trực tiếp với Malaya. Vấn đề so sánh giữa các con đường đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa đòi hỏi phải hết sức thận trọng vì như học giả D.G. Hall trong phần nghiên cứu về phong trào dân tộc ở Đông Nam Á đã cho rằng “khó có thể so sánh giữa các phong trào khác nhau và khái quát hóa sẽ rất nguy hiểm” [34, tr.1043]. Chúng tôi cũng cho rằng không đơn giản chỉ là trả lời các câu hỏi chủ nghĩa thực dân là ai, chính sách cai trị như thế nào, trên cơ sở đó các dân tộc thuộc địa đã lựa chọn con đường đấu tranh ra sao, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các lực lượng dân tộc, sự chi phối của các yếu tố tộc người, truyền thống lịch sử-văn hóa, tôn giáo cũng là những lý do quan trọng góp phần vào sự định hình con đường đấu tranh và cách thức tiến hành con đường đấu tranh giành độc lập. Bởi vậy trong khuôn khổ của Luận án này, chúng tôi bước đầu phân tích những yếu tố trên đối với sự lựa chọn khác nhau các con đường đấu tranh giành độc lập của một số trường hợp rất điển hình chứ chưa phải là tất cả. Những nghiên cứu toàn diện hơn đối với vấn đề này chắc chắn sẽ là hướng nghiên cứu trong tương lai của tác giả Luận án.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trước hết, phương pháp nghiên cứu tư liệu là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu lịch sử. Phương pháp này được triển khai để thu thập và xử lý nguồn tài liệu lưu trữ, phân tích các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài Luận án. Thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, các bước phân tích tài liệu được tiến hành để nhận diện quan điểm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...