Sách Con đường bên ngoài mọi con đường

Thảo luận trong 'Sách Tôn Giáo' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Con đường bên ngoài mọi con đường
    Bài nói về Sarvasat Upanishad
    The Way beyond Any Way - OSHO
    Talks on the Sarvasar Unpanishad



    Giới thiệu
    Ngay lần đọc đầu tiên, tôi đã cảm thấy rân ran khắp
    người. Lần đọc thứ hai, tâm trí tôi trở thành giống như
    đông lại. Đến lần đọc thứ ba, tôi tìm tâm trí mình và thấy
    nó nhão ra trên sàn. Bạn đọc thân mến, cảnh báo trước:
    loạt bài nói này về Sarvasar Upanishad không dành cho
    những kẻ nhát gan. Nó là phá huỷ dần tất cả những cái
    mà người ta níu bám vào nhân danh cá tính mình. Cho
    nên nếu bạn muốn vẫn còn như bạn hiện thế, dừng lại
    bây giờ; bằng không, những lời này sẽ ám ảnh bạn và
    bạn sẽ chẳng bao giờ như cũ nữa.
    Những lời này đã được nói ra bởi ai đó, người đã trở
    thành sự vắng mặt, người đã trở thành phương tiện cho
    sự tồn tại, phương tiện sẽ mang bạn tới cánh cửa nơi
    chân lí tự hiển lộ mình trong thuần khiết toàn bộ của nó.
    Trong những bài nói này về Sarvasar Upanishad,
    Osho thổi luồng sinh khí vào nhưng văn bản cổ đại.
    Người trình bày chúng theo cách mà con người hiện đại
    có thể hiểu được, theo cách đem ý nghĩa vào những hỗn
    loạn xảy ra trên khắp thế giới. Những chân lí này đã
    được biết tới trong hàng thế kỉ rồi và như Osho nói, "Đã
    được nói thường xuyên, nhưng chúng không thể nào
    được hiểu chỉ bởi việc nói, chỉ hiểu được bởi việc sống.
    Sống nó là cách duy nhất để biết nó." Mối quan tâm của
    người là ở chỗ cái thực bên trong bạn bắt đầu lớn lên và
    rằng nó không trở thành tri thức thêm nữa. Theo khía
    cạnh này, người quan tâm rất nhiều tới việc hướng dẫn
    bạn đi qua những đồng nhất giả tạo để cho bạn không trở
    thành giống như con lừa chất nặng sách vở.
    Sâu bướm, ngay cả khi nó nhìn thấy bướm bay, cũng
    không có ý tưởng rằng điều này sẽ là định mệnh tối
    thượng của nó. Khi bạn uống những lời này, điều gì đó
    xảy ra bên ngoài những lời này, và bạn có thể kinh
    nghiệm tự do của việc là con bướm bay trên bầu trời
    rộng mở.
    Upanishad này bắt đầu với câu hỏi: "Tù túng là gì?
    Giải thoát là gì?" và kết thúc với câu hỏi, "Ta không là
    người làm - làm sao có thể có tù túng hay giải thoát cho
    ta?" Nếu đây là câu trả lời, sao nó lại không được cho
    ngay từ đầu? Lí do là ở chỗ Upanishad này là quá trình
    từng bước hướng tới chứng ngộ, quá trình làm tan biến
    dần, nơi người tìm kiếm được đưa tới trạng thái vô câu
    hỏi. Thông điệp bản chất được nêu là ở chỗ thực tại tối
    thượng là một. "Không có phân tách các cá nhân, chỉ có
    một sự tồn tại phổ quát."
    Một trong những chỉ trích đã được nêu ra trong quá
    khứ cho quan điểm này đã là: nếu đây là hoàn cảnh, thì
    chẳng còn gì để làm trong cuộc sống cả; rằng chẳng có
    đúng hay sai, không tội lỗi hay đức hạnh, rằng bất kì
    điều gì bạn làm cũng đều tốt. Tuy nhiên, Osho đã làm rõ
    ràng rằng đây không phải là ý định của người chứng
    ngộ. Mục đích duy nhất của họ là giúp bạn buông bỏ cấu
    trúc bản ngã và tan biến vào trong thực tại cái một. Quá
    trình tan biến này đưa chúng ta vào cuộc hành trình qua
    bốn trạng thái của tâm thức và năm thể. Bốn trạng thái
    tâm thức là thức, mơ, ngủ và turiya. Năm thể là thể vật
    lí, năng lượng, tâm trí, nhận biết và phúc lạc. Sau khi
    giải thích cách chúng ta trải qua năm thể này, Osho lập
    tức bắt đầu nói về sướng và khổ. Người giải thích rằng lí
    do cho điều này là ở chỗ nói về năm thể riêng chẳng ích
    lợi gì cho chúng ta chừng nào chúng ta còn chưa biết
    nguyên nhân của đồng nhất của mình với thân thể vật lí.
    Bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta
    đều nghĩ rằng chúng ta đang có nó từ thân thể mình. Bất
    kì khi nào chúng ta kinh nghiệm khổ, chúng ta đều cho
    rằng chúng ta nhận nó từ ai đó khác. Sự tù túng với thân
    thể là bởi vì chúng ta nói rằng thân thể là nguồn gốc của
    mọi sướng còn bất kì khổ nào đều do người khác gây
    ra." Tuy nhiên Osho còn tiếp tục nói rằng, "Thân thể là
    nguồn gốc của cả sướng và khổ. Chúng sẽ phủ định lẫn
    nhau, và thế thì bạn sẽ phải tìm cái là nguồn gốc của
    phúc lạc."
    Cho nên đồng nhất vẫn còn dai dẳng bởi vì gắn bó
    của chúng ta với cái mà chúng ta gọi là tri thức. Vấn đề
    là ở chỗ tất cả các tri thức của chúng ta đều tới từ người
    khác. "Bất kì điều gì chúng ta có, chúng ta đều đã nhận
    từ người khác. Đó là lí do tại sao chúng ta đứng ăn xin
    trước người khác cả đời mình. Chúng ta sợ rằng nếu
    người khác từ chối hỗ trợ cho chúng ta, chúng ta sẽ tuột
    đi và biến mất." Với tan biến của bản ngã chúng ta đi tới
    việc biết vốn là trạng thái của hiện hữu và không phụ
    thuộc vào bất kì đối tượng nào. Bản ngã là bịa đặt của
    riêng chúng ta và phụ thuộc vào cái gọi là tri thức. Tâm
    thức không phải là bịa đặt của chúng ta, nó tồn tại trước
    khi thân thể được sinh ra và sẽ tồn tại sau khi thân thể
    chết đi.
    Chung cuộc, Osho nói, "Chỉ có một cách và đó là
    cởi bỏ tất cả tri thức của chúng ta như quần áo và gạt nó
    sang bên, trở thành trần trụi, như nó đã thế. Theo cùng
    cách này, khi bạn có thể trở thành được trần trụi với mọi
    tri thức, khải lộ bên trong xảy ra. "
    Tôn giáo vậy "là nghệ thuật chết, nghệ thuật triệt
    tiêu. Bản ngã của chúng ta phải biến mất theo cách mà
    nó không bao giờ có thể được tìm thấy lại, sao cho chỉ
    cái trống rỗng là còn lại. Chỉ trong cái trống rỗng đó mà
    chúng ta mới có thể hiểu ra bản tính thực của mình.
    Cầu cho bạn tan biến trong báu vật này của huyền
    môn phương Đông và cầu cho hoa mưa rào lên bạn.
    Swami Anand Yogendra, B.A., Ll.B.
    Poona, 12/1989





    Mục lục
    Giới thiệu iii
    1. Một thuyền, hai lữ khách 1
    2. Truy tìm . 43
    3. Hiền nhân trả lời . 75
    4. Bốn trạng thái của tồn tại 99
    5. Cuộc tìm kiếm cá nhân . 123
    6. Thể vật lí và năng lượng . 149
    7. Thể trí và các thể nhận biết và phúc lạc . 177
    8. Vượt ra ngoài giác quan . 213
    9. Bạn là nhà tù riêng của mình 241
    10. Chúng ta là điều ta làm . 265
    11. Vĩnh hằng là gì? 299
    12. Tình yêu là tự do . 327
    13. Bạn còn nhiều hơn bạn tưởng . 351
    14. Chấm dứt ảo tưởng 371
    15. Kẻ hầu đã trở thành chủ . 407
    16. Bên ngoài tất cả - nhân chứng . 443
    17. Như thế là bí ẩn này . 477
    Về Osho 505
    Sách Osho đã dịch sang tiếng Việt
    1. Con đường tôi con đường của mây trắng 1997
    2. Biến chuyển Mật tông 1997
    3. Ngón tay chỉ trăng 1997
    4. Thiền là gì? 1997
    5. Đi tìm điều huyền bí, tập 2 1998
    6. Thiền: Tự do đầu tiên và cuối cùng 1998
    7. Kinh Kim Cương 1998
    8. Tôi là lối cổng 1998
    9. Nhịp đập của tuyệt đối 1998
    10. Tâm Kinh 1998
    11. Mưa rào không mây 1999
    12. Nhạc cổ trong rặng thông 1999
    13. Dhammapada: Con đường của Phật, t. 1 1999
    14. Con thuyền rỗng 1999
    15. Tín Tâm Minh: Sách về cái không 1999
    16. Từ dục tới Siêu tâm thức 1999
    17. Từ Thuốc tới Thiền 1999
    18. Cương lĩnh Thiền: Tự do với chính mình 2000
    19. Vô trí: Hoa của vĩnh hằng 2000
    20. Bồ đề đạt ma: Thiền sư vĩ đại nhất 2000
    21. Và hoa đã mưa xuống 2000
    22. Đạo: Ba kho báu, tập 1 2001
    23. Kinh nghiệm Mật tông 2001
    24. Bản kinh cuối cùng, tập 6 2001
    25. Chiều bên kia cái biết 2001
    26. Kỉ luật của siêu viêt, tập 3 2002
    27. Con đường bên ngoài mọi con đường 2002
    28. Không nước không trăng 2002
    29. Om Mani Padme Hum 2002
    30. Nansen: Điểm khởi hành 2003
    31. Joshu: Tiếng gầm của sư tử 2003
    32. Mã Tổ: Tấm gương trống rỗng 2003
    33. Rinzai: Bậc thầy của điều phi lí 2003
    34. Hyakujo: Đỉnh Everst của Thiền 2003
    35. Isan: Không dấu chân trên trời xanh 2003
    36. Kyozan: Con người thực của Thiền 2004
    37. Dogen Thiền sư: Tìm kiếm và hoàn thành 2004
    38. Yakusan: Thẳng tới điểm chứng ngộ 2004
    39. Đi tìm điều huyền bí, tập 1 2004
    40. Dhammapada: Con đường của Phật, t. 2 2004
    41. Từ Thuốc tới Thiền (chỉnh lí) 2004
    42. Trưởng thành: Trách nhiệm là chính mình 2005
    43. Sáng tạo: Khơi nguồn sức mạnh bên trong 2005
    44. Dũng cảm: Vui sống hiểm nguy 2005
    45. Dược khoa cho linh hồn 2005
    46. Cân bằng thân tâm 2005
    47. Ta là cái đó 2006
    48. Tình yêu, tự do, một mình 2006
    49. Dhammapada: Con đường của Phật, t.3 2006
    50. Kỉ luật của siêu việt - tập 1 2006
    51. Kỉ luật của siêu việt - tập 2 2006
    52. Kỉ luật của siêu việt - tập 4 2007
    53. Vui vẻ: Hạnh phúc từ bên trong 2007
    54. Chuyến bay của một mình tới một mình 2007
    55. Nhận biết: Chìa khoá sống trong cân bằng 2007
    56. Tự do: Dũng cảm là bản thân mình 2007
    57. Dhammapada: Con đường của Phật, t.4 2007
    58. Trực giác: Việc biết bên ngoài logic 2007
    59. Dhammapada: Con đường của Phật, t.5 2008
    60. Dhammapada: Con đường của Phật, t.6 2008
    61. Thân thiết: Tin cậy bản thân mình và người khác 2008
    62. Dhammapada: Con đường của Phật, t.7 2008
    63. Từ bi: Việc nở hoa tối thượng của tình yêu 2008
    64. Đạo: lịch sử và giáo huấn 2008
    65. Dhammapada: Con đường của Phật, t.8 2009
    66. Dhammapada: Con đường của Phật, t.9 2009
    67. Cuộc sống, tình yêu, tiếng cười 2009
    68. Dhammapada: Con đường của Phật, t.10 2009
    69. Dhammapada: Con đường của Phật, t.11 2009
    70. Dhammapada: Con đường của Phật, t.12 2009
    71. Đạo - Ba kho báu - tập 2 2010
    72. Đạo - Ba kho báu - tập 3 2010
    73. Đạo - Ba kho báu - tập 4 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...