Luận Văn Cỏc hỡnh thức ngụn ngữ thể hiện ý nghĩa nghi vấn trong sỏch giỏo khoa Tiếng Việt tiểu học (Trờn cơ s

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: MỞ ĐẦU

    1. Lý DO CHọN Đề TàI
    Trong xó hội con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau. Giao tiếp là sự tiếp xúc, giao lưu giữa người với người trong xó hội. Qua đó con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng, tỡnh cảm, thỏi độ với nhau và với điều được truyền đạt. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp. Nó không thể bị thay thế. Ngôn ngữ tồn tại hai dạng: nói và viết. Ngôn ngữ nói đa dạng, phức tạp hơn ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết được quy định chặt chẽ, rừ ràng bằng các quy tắc chính tả, cấu tạo ngữ pháp, cách sử dụng câu từ. Ngôn ngữ nói phụ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp. Những yếu tố này không ngừng biến đổi theo không gian, thời gian. Nó làm cho ngôn ngữ nói thay đổi theo.
    Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng tạo nên “bản sắc ngôn ngữ” cho quốc gia ấy, dân tộc ấy. Tiếng Việt cũng vậy. Sáu thanh điệu; hệ thống âm, vần cộng với ngữ điệu phong phú làm cho ngôn ngữ nói của ta rất đa dạng nhưng cũng phức tạp. Ngay chớnh bản thõn chúng ta được học và “thực hành” tiếng “mẹ đẻ” suốt cuộc đời nhưng không tránh khỏi những lúc dùng sai câu, từ, sai mục đích nói gây hiểu lầm. Thực tiễn là vậy, lí luận cũng đó cú nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều hội thảo khoa học bàn về ngôn ngữ nói. Đây là vấn đề rất cần có sự tỡm hiểu, học hỏi, nghiờn cứu để tránh những “cái sai” trong sử dụng ngôn ngữ.
    Khi giao tiếp thỡ mục đích chính là nhân tố trả lời cho câu hỏi: Hỏi để làm gỡ? Núi nhằm mục đích gỡ? Ta thấy rằng mục đích có thể khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau nhưng khái quát lại có hai mục đích:
    - Giao tiếp nhằm mục đích thể hiện những hiểu biết, những nhận thức của người nói và truyền đạt nó đến người nghe (mục đích thông tin hay mục đích nhận thức).
    - Giao tiếp nhằm bộc lộ những tỡnh cảm, thái độ của con người, xác lập hay cung cấp những mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp (mục đích bộc lộ và khơi gợi tỡnh cảm, cảm xỳc)
    Với những mục đích nói trên, câu tiếng Việt phõn loại theo mục đích nói gồm bốn kiểu cõu: Cõu trần thuật, cõu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến. Tuy nhiên để nắm được khái niệm, cấu tạo, phân loại, hỡnh thức thể hiện, hoàn cảnh sử dụng của cỏc kiểu cõu (đặc biệt là câu nghi vấn) là rất khó. Cùng một câu nói nhưng hoàn cảnh nói khác nhau sẽ có ý nghĩa khỏc nhau.
    Vớ dụ: Cô ấy quát đứa nhỏ: (1)
    - Đi!
    Cậu ta hất hàm hỏi: (2)
    - Đi?
    Rừ ràng vớ dụ (1) và (2) cựng là một cõu núi “đi” nhưng tỡnh huống (1) nội dung là cõu ra lệnh của người phụ nữ với đứa bé (đi), kèm thái độ bực dọc. Quan hệ giữa người nói và người nghe là quan hệ bề trên, bề dưới. Tỡnh huống (2) nội dung là người nói hỏi người nghe có đi không. Quan hệ giữa người nói và người nghe có thể ngang bằng hoặc bề trên với bề dưới.
    Tuỳ thuộc vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh mà người phát (nói, viết) phải sử dụng câu cho hợp lí. Làm được điều này người phát và người nhận (nghe, đọc) cần nghiên cứu, nắm chắc các kiểu câu để giao tiếp chuẩn xác và đạt hiệu quả cao.
    Phõn mụn Luyện từ và cõu thuộc mụn Tiếng Việt giỳp mở rộng, hệ thống hoỏ và làm phong phú vốn từ của học sinh. Nó cung cấp cho học sinh kiến thức sơ giản về từ và câu; rèn kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tỡnh cảm của mỡnh. Đồng thời giúp học sinh có khả năng hiểu được tư tưởng, tỡnh cảm của người khỏc qua cõu núi của họ. Vỡ vậy mà phõn mụn này đóng vai trũ quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt. Cõu chớnh là yếu tố quyết định tầm quan trọng đó, nhất là cõu nghi vấn. Ngay từ lớp 2, học sinh đó được học các kiểu câu: “Ai là gỡ?” “Ai làm gỡ?” “Ai thế nào?”. Sang lớp 3 lại ôn tập. Đến lớp 4 các em mới học về câu hỏi (câu nghi vấn) và dấu chấm hỏi; học về cách dùng câu hỏi với mục đích khác, giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. Học sinh được chuẩn bị kiến thức trong suốt quá trỡnh học. Điều này đũi hỏi người giỏo viờn cần cú kiến thức vững vàng về cỏc kiểu cõu núi chung và cõu nghi vấn núi riờng.
    Các bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm số lượng rất lớn, thể loại đa dạng, phong phú,bao gồm thơ, văn xuôi, câu đố, vè, truyện. Cỏc bài đọc chứa nhiều câu nghi vấn. Thông qua việc đọc và tỡm hiểu cỏc bài đọc này học sinh được làm quen và hiểu thêm về câu nghi vấn. Cho nên việc nghiên cứu, thống kê, phân tích kiểu câu nghi vấn qua các bài đọc giúp giáo viên truyền đạt rừ nội dung văn bản trong bài giảng của mỡnh, gúp phần mở rộng cho học sinh về kiểu cõu nghi vấn.
    Là người giáo viên Tiểu học trong tương lai, trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu với nội dung chương trỡnh mới, phương pháp dạy học mới, chúng tôi nhận thấy rằng muốn dạy tốt môn học này điều tất yếu người giao viên phải nắm vững kiến thức về câu và câu nghi vấn. Từ đó giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức một cỏch chuẩn xỏc, gúp phần giữ gỡn sự trong sỏng của Tiếng Việt.
    Với những lớ do thiết thực trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Cỏc hỡnh thức ngụn ngữ thể hiện ý nghĩa nghi vấn trong sỏch giỏo khoa Tiếng Việt tiểu học” (Trờn cơ sở ngữ liệu là các bài đọc từ lớp 1 đến lớp 5).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...