Tiểu Luận Có ý kiến cho rằng muốn giao tiếp tốt trong cơ quan, tổ chức thì phải giao tiếp tốt trong gia đình.

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng muốn giao tiếp tốt trong cơ quan, tổ chức thì phải giao tiếp tốt trong gia đình. Theo anh/ chị ý kiến này đúng hay sai? Lấy ví dụ minh họa.
    I. KHÁI NIỆM
    1. Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó.
    Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái:
    1. Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý;
    2. Hiểu biết lẫn nhau;
    3. Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
    Theo hoạt đông
    Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:
    · Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm, và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
    · Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ, đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa xếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo .).
    · Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.
    Đứng ở những góc độ khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp:
    · Giao tiếp là nói điều gì đó với ai.
    · Giao tiếp là việc chuyển tải các ý tưởng giữa loài người.
    · Giao tiếp là sự trao đổi thông tin, chia sẻ thông tin và tạo quan hệ.
    · Giao tiếp còn là giao lưu tình cảm, tư tưởng để phát triển nhân cách con người cho hoàn chỉnh.
    Theo tính chất
    Xét về hình thức tính chất giao tiếp có 4 loại:
    · Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động, ) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,
    · Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế, ).
    · Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hinh giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.
    · Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh .
    2.Giao tiếp trong gia đình, cơ quan, tổ chức
    2.1 Giao tiếp trong gia đình.
    Giao tiếp trong gia đình là quá trình thu nhận,truyền đạt thông tin giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
    Giao tiếp thường diễn ra theo các hình thức sau : cha mẹ - con cái, ông bà-con cháu, giao tiếp giữa những đứa con trong gia đình,
    2.2 Giao tiếp trong cơ quan, tổ chức
    Giao tiếp trong tổ chức là quá trình tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí thông qua ngôn ngữ để đạt được hiệu quả quản lí nhằm mục đích là đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra
    Giao tiếp trong tổ chức thường diễn ra theo những hình thức sau:
    Giao tiếp giữa các nhà lãnh đạo với nhau
    Giao tiếp giữa nhà lãnh đạo với nhân viên cấp dưới của mình
    Giao tiếp giữa các nhân viên với nhau
    Giao tiếp giữa nhà lãnh đạo với công dân
    Giao tiếp của người lãnh đạo, quản lí có thể có nhiều mục tiêu khác nhau và được thể hiện theo nhiều mức độ khác nhau tùy vào hoàn cảnh giao tiếp,
    người giao tiếp và công việc được tiến hành qua giao tiếp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...