Luận Văn Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nhiệm vụ qua đó xử lý các vấn đề phát sinh

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nhiệm vụ qua đó xử lý các vấn đề phát sinh thúc đẩy tiến độ và đúc kết kinh nghiệm


    PHẦN MỞ ĐẦU

    Bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của toàn cầu hoá và hội nhập, ở đó môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, môi trường kinh doanh mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng biến động không ngừng. Thế kỉ mà hàng ngày, hàng giờ có hàng nghìn công ty, tổ chức được lập ra và không không ít hơn là những công ty, tổ chức tuyên bố giải thể, phá sản. Thực tế cho thấy một công ty hay một tổ chức được lập ra không thể đứng yên một chỗ mà vấn đề sống còn là tính nhanh nhạy, sự phù hợp và khả năng thích ứng với sự thay đổi mà hiệu lực của tổ chức quản lý là nhân tố chủ yếu quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhưng trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp , những sai lầm thiếu sót về xây dựng và vận hành tổ chức mà không được kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời dẫn tới sự suy giảm hiệu lực điều hành, gây rối loạn trong hoạt động kinh doanh gây nên những hậu quả nghiêm trọng; các mục tiêu không đạt được, thậm chí dẫn tới nguy cơ đổ vỡ, phá sản.
    Vì thế vấn đề kiểm tra một cách đúng lúc, đúng thời điểm, giám sat chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ để có thể kịp thời chấn chỉnh những sai lệch, vi phạm là vấn đề quyết định cho sự tồn tại của tổ chức. Hiểu được tầm quan trọng đó em đã chọn phân tích nguyên tắc " Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nhiệm vụ; qua đó xử lý các vấn đề phát sinh; thúc đẩy tiến độ và đúc kết kinh nghiệm."
    Do kiến thức còn hạn chế nên bài phân tích của em còn hạn chế về nội dung và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá của thầy cô giúp cho bài tiểu luận của em thêm hoàn thiên và các hoạt động thực tiễn sau này được tốt hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    PHẦN NỘI DUNG
    Phần I : Tổng quan chung về công tác kiểm tra trong tổ chức


    1.KN và vị trí của nguyên tắc này trọng 8 nguyên tắc quản lý
    Khi thiết lập và vận hành bất kì một tổ chức nào cũng phải tuân thủ, vận dụng các nguyên tắc chung về quan lý sao cho phù hợp với các quy luật khách quan. Nguyên tắc tập chung dân chủ được coi là nguyên tắc cơ bản bao trùm các loại tổ chức. Từ nguyên tắc chung này, nhà quản lý đã xác định ra 8 nguyên tắc cụ thể. Bài phân tích này của em xoay quanh nguyên tắc 6 về công tác kiểm tra trong tổ chức.
    Kiểm tra là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp để bảo đảm đạt được các mục tiêu đặt ra. Một phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thực thi và điều chỉnh khi cần thiết. Khả năng kiểm tra của nhà quản lý dựa trên các kỹ năng nhận thức, ra quyết định, quan hệ con người và giao tiếp.
    Theo H. Fayol, kiểm tra là khâu cuối cùng và then chốt của quá trình thực hiện các quy định quản lý, nhằm kiểm chứng xem mọi việc diễn ra có đúng kế hoạch đã định và theo các nguyên tắc đã đề ra hay chưa? Qua đó, phát hiện những sai phạm, chậm trễ để kịp thời sửa chữa, khắc phục hậu quả, và ngăn ngừa những tổn thất lớn hơn. Qua kiểm tra cũng xác định rõ được trách nhiệm của từng cấp, từng người để chú trọng đôn đốc, uốn nắn hoặc bố trí lại cán bộ, điều chỉnh các mối quan hệ, cải tiến lề lối làm việc, tổ chức lại bộ máy.
    Trên nguyên tắc này, người ra quyết định chính là người có trách nhiệm và thẩm quyền kiểm tra. Có thể tự mình trực tiếp kiểm tra, cũng có thể sử dụng bộ máy để kiểm tra. Bộ máy kiểm tra phải có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích sự việc, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời phản hồi về trung tâm chỉ đạo để đánh giá, kết luận và xử lý. Thủ tục thông thường là dò theo nguyên nhân gây ra kết quả không thoả đáng, ngược trở lại tới những người có trách nhiệm về kết quả đó và yêu cầu họ chấn chỉnh cách thực hiện gọi là kiểm tra gián tiếp. Một cách khác trong lĩnh vực quản lý là phát triển những người quản lý tốt hơn, để họ có thế áp dụng một cách thành thạo các khái niệm lý thuyết, các nguyên tắc và các kỹ thuật. Nhờ vậy, hạn chế được những kết quả không mong muốn gây ra do sự quản lý tồi gọi là kiểm tra trực tiếp. Cách kiểm tra này có nhiều ưu điểm, thúc đẩy nhanh hoạt động chấn chỉnh.

     
Đang tải...