Tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở Việt Nam hiện nay




    Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động lập pháp là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Pháp luật cũng như hoạt động lập pháp không có mục đích tự thân mà luôn hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ các giá trị xã hội, các chuẩn mực và lợi ích xã hội.
    Trên cơ sở đó, pháp luật mới thực sự trở thành công cụ đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển.


    Có thể nói, trong giai đoạn hội nhập, với điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh dân chủ và phát huy vai trò xã hội của Nhà nước hiện nay, việc tôn trọng và bảo đảm thích đáng những nhân tố làm nên cơ sở xã hội lại càng trở nên bức thiết, góp phần khiến cho hoạt động lập pháp ngày càng chất lượng hơn, làm cho Quốc hội nước ta ngày càng bảo đảm vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta.


    1. Khái niệm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp




    Tư tưởng về những nhân tố làm cơ sở xã hội cho hoạt động lập pháp đã hình


    thành từ rất sớm[1]. Đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm này, nhưng tựu trung có thể thấy rằng, các tư tưởng có liên quan trong lịch sử luôn xoay quanh việc xem xét pháp luật, hoạt động lập pháp trong những điều kiện nhất định của xã hội. Các nhà tư tưởng đều hướng tới sự đòi hỏi hoạt động lập pháp
    phải dựa trên những nền tảng kinh tế – xã hội nhất định, tuân theo các quy luật xã hội riêng biệt trong những điều kiện bên ngoài thích hợp.


    Có thể quan niệm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp là tổng thể các nhân tố làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động lập pháp, thể hiện nhu cầu
    điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau, bảo

    đảm cho hoạt động lập pháp thể hiện được bản chất và thực hiện đúng chức năng


    của nó.




    Những nhân tố đó thể hiện nhu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội nhất định, nghĩa là, nó giúp xác định những quan hệ xã hội mới nào hiện nay cần sự điều chỉnh của pháp luật, những quan hệ xã hội nào không còn cần đến sự điều chỉnh của pháp luật nữa, hoặc những quan hệ xã hội nào cần có sự thay đổi trong điều chỉnh pháp luật. Sự thể hiện này còn liên quan
    tới nhu cầu về mức độ điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội (ở tầm Hiến định, luật định hay dưới luật , ở mức độ hình sự, dân sự hay hành chính ). Cơ
    sở xã hội của hoạt động lập pháp còn nói lên được nhu cầu về cách thức điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ xã hội ấy như: ghi nhận (quy định, cho phép, khuyến khích) hoặc ngăn cấm Dựa trên sự thể hiện đó, mà hoạt động lập pháp xác định được hướng đi cho sự tồn tại, phát triển của mình, thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, bằng việc tạo ra các sản phẩm lập pháp dựa trên sự thể hiện đúng đắn, hợp lý nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội, hoạt động lập pháp tự nó đã thực hiện được chức năng giáo dục ý thức pháp luật đến người dân.


    Do thể hiện được nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội nhất định, cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp tạo nền tảng để hoạt động lập pháp đi đúng hướng, thể hiện được bản chất của nó. Bản chất của hoạt động lập pháp có hai nội dung lớn, thứ nhất là thể hiện và thực hiện ý chí nhà nước của giai cấp
    thống trị; thứ hai là thể hiện các quy luật xã hội, các lợi ích xã hội[2]. Ở Việt Nam, cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp phải là những nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với hoạt đông lập pháp trong quá trình thể hiện nhu cầu từ thực tiễn cuốc sống, nguyện vọng và ý chí của các tầng lớp nhân dân, các lợi ích khác nhau.


    Các nhân tố cấu thành nên cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp: Nếu căn cứ vào nguồn gốc, bản chất, có thể phân chia thành các nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng (như

    kinh tế, sinh thái, nhân khẩu học, địa lý học) và các nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng (như chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, tâm lý ). Nếu căn cứ vào cách thức tác động, có thể phân chia thành các nhân tố cơ bản (những nhân tố bên ngoài, làm hình thành nên pháp luật) và các nhân tố bảo đảm (các nhân tố bên trong, nhân tố thủ tục của hoạt động lập pháp)[3].


    Mối quan hệ giữa hoạt động lập pháp và cơ sở xã hội của nó: Như đã biết, hoạt động lập pháp là một hoạt động có ý thức của con người, do vậy, trước hết, nó phản ánh và nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Mục đích của pháp luật là nhằm trở thành phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhưng nếu trong quá trình làm luật, các quy luật xã hội không được nhận thức đầy đủ, pháp luật sẽ không thể trở thành phương tiện điều chỉnh các quan hệ đó. Đồng thời, hoạt động
    lập pháp không chỉ có nhiệm vụ làm sáng tỏ các lợi ích, mà còn phải giải quyết kịp thời các mâu thuẫn có thể nảy sinh do xuất hiện nhu cầu khách quan mới. Việc nhận thức lợi ích đúng đắn phải dựa trên sự nhận thức các quy luật phát triển
    khách quan của xã hội, cộng với việc nhận thức các điều kiện xã hội cụ thể[4]. Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp càng được tôn trọng, bảo đảm thì sự thể hiện yếu tố lợi ích trong hoạt động lập pháp càng mang tính khách quan, toàn diện và khoa học.


    Vai trò của từng nhân tố xã hội cụ thể đối với hoạt động lập pháp:




    - Trong những nhân tố tác động lên hoạt động lập pháp, nhân tố kinh tế giữ vai trò quyết định, chi phối; nhân tố chính trị có vai trò đinh hướng quan trọng; các nhân tố xã hội (như văn hóa – xã hội, địa lý ) khác có tác dụng bảo đảm cho hoạt động xây dựng pháp luật.


    Các nhân tố cấu thành cơ sở xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và sự tác động của chúng lên hoạt động lập pháp nằm trong mối liên hệ hữu cơ chứ không tách rời, đơn lẻ. Tuy nhiên, mỗi nhân tố vẫn luôn có những ảnh hưởng khác nhau

    tới hoạt động lập pháp, có lúc nổi trội và mạnh mẽ hơn, hoặc ngược lại do những điều kiện nhất định đưa lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...