Đồ Án Cơ sở về lý luận cạnh tranh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cơ sở về lý luận cạnh tranh


    PHẦN 1
    CƠ SỞ VỀ Lí LUẬN CẠNH TRANH
    I.Quan điểm thế nào là cạnh tranh
    Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên,là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm. Đó là một khái niệm chung cơ bản giành cho nhiều lĩnh vực trong xó hội. Cú thể núi là cú cạnh tranh thỡ mới cú phỏt triển xó hội thành cụng. Song thuật ngữ “Cạnh tranh” này thỡ được dùng nhiều nhất trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường – nền kinh tế hàng húa như hiện nay. Trong lĩnh vực kinh tế thỡ cạnh tranh là sự ganh đua giữa cỏc chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm dành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa; là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mỡnh. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Chớnh vỡ vậy là yếu tố cơ bản, thiết yếu, không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa, thể hiện nền kinh tế có quan hệ mua- bán thỡ ở đó có cạnh tranh. Vậy nên cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu .Núi theo một cỏch khỏc thỡ sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra.

    Cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự tin tưởng và lũng trung thành của hệ thống khỏch hàng. Mà cỏc hệ thống doanh nghiệp khi tự do đảm bảo cho các ngành của mỡnh thỡ cú thể tự mỡnh đưa ra các quyết định về mặt mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay chi phí dịch vụ. Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free- enterprise bởi niềm tin rằng càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thỡ sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khỏch hàng sẽ càng mang chất lượng tốt hơn. Nói cách khác thỡ cạnh tranh mang lại cho khỏch hàng giỏ trị tối ưu nhất về cả chất và lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà mỡnh đang sử dụng hoặc mua bỏn.

    Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh hướng hành vi của các chủ thể kinh tế tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ thể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống cũn của doanh nghiệp .
    II.Phõn loại cạnh tranh
    Cạnh tranh có nhiều loại trên thị trường song đó cũn tựy thuộc vào giỏc độ nghiên cứu và phân tích cơ cấu thị trường của các nhà kinh tế mà phân chia. Mỗi góc độ xem xét cạnh tranh khác nhau đũi hỏi cỏc phương pháp luận phân tích các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau. Phân tích sức cạnh tranh là công việc rất phức tạp. ở từng góc độ xem xét cạnh tranh chúng ta đều thấy có nhiều chủ thể tác động đan xen nhau nhằm gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Đó là tác động của người lao động với ý nghĩa khởi nguồn của sức sỏng tạo làm nờn năng lực cạnh tranh; là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp ; là hệ thống luật phỏp, bộ mỏy quản lý nhà nước và các giá trị xó hội làm nờn sức mạnh của một quốc gia, là cỏc cơ cấu tổ chức xó hội của doanh nghiệp tạo nờn sức mạnh cạnh tranh của ngành.

    1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa cỏc ngành
    Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa theo phân tích mô hỡnh kinh tế thỡ cú đặc trưng hai loại cạnh tranh ở vào giai đoạn này là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.

    1.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành
    Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp hay doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Chính vậy các nhà tư bản đó tự tạo cho mỡnh thế vững chắc khi quyết định dùng các biện pháp nâng cao kỹ thuật sản xuất, đồng thời làm tăng mạnh năng suất lao động với mục đích làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xó hội của hàng hóa đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Đó chính là mục đích tận cùng của các nhà tư bản. Song nó cũng mang ý nghĩa thiết thực cho khách hàng nói chung khi hàng hóa vừa có mặt chất và mặt lượng cao. Chúng ta luôn biết rằng ở từng hóng khỏc nhau, do điều kiiện sản xuất khác nhau (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, kinh nghiệm của công nhân ) nên hàng hóa có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa phải bán theo giá trị xó hội – giỏ trị thị trường. Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hỡnh thành nờn giỏ trị xó hội hay giỏ trị thị trường của từng loại hàng hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...