Luận Văn Cơ sở và ý nghĩa của việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong nền kinh tế thị trường ở

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. “Gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” (Lời nói đầu - Luật Hụn nhân và gia đình 2000). Gia đình được xây dựng trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, trong đó quan hệ hôn nhân là nền tảng. Mỗi gia đình nói chung, mỗi cặp vợ chồng nói riêng ngoài nghĩa vụ yêu thương, quý trọng chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, mỗi bên cũn có nghĩa vụ duy trì cuộc sống và phát triển kinh tế chung của gia đình. Thực hiện tốt chức năng kinh tế của gia đình mà nội dung là sự tham gia của các thành viên vào quá trình sản xuất, quá trình tiêu dùng, góp phần tạo dựng và phát triển cơ sở vật chất, tinh thần nhất định cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm. Tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và sự tác động của nền kinh tế thị trường, vợ chồng tham gia ngày càng rộng rãi vào các giao dịch dân sự, thương mại làm cho các quan hệ tài sản trong gia đình ngày càng phức tạp, đặc biệt là những tranh chấp về tài sản của vợ chồng.
    Hiến pháp 1992, cựng cỏc văn bản pháp luật khác như: Bé luật dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005 là cơ sở pháp lý để vợ chồng tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế với tư cách là những chủ thể độc lập. Họ có thể cùng nhau đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc tiến hành sản xuất kinh doanh riêng, có thể sử dụng tài sản chung hoặc tài sản riêng vì lợi ích cỏ nhõn hay vì lợi ích chung của cả gia đình. Vì vậy, việc xác định lợi nhuận cũng như nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc chồng hay của chung vợ chồng là vấn đề hết sức khó khăn. Trong khi đó, các văn bản pháp luật chuyên ngành chỉ nói đến các cá nhân với tư cách là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại chứ không đề cập đến việc họ tham gia với tư cách của người vợ hoặc người chồng trong gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay cũng chưa có bất cứ một quy định cụ thể nào điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong nền kinh tế hiện nay ngày càng khó khăn phức tạp. Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ đảm bảo quyền lợi của vợ chồng mà còn góp phần ổn định, phát triển gia đình, đảm bảo quyền lợi của các tổ chức cá nhân có liên quan và ổn định các quan hệ xã hội khác.
    Từ thực tế trên, tác giả luận văn mong muốn tiến hành tìm hiểu và nghiờn cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản vợ chồng trong nền kinh tế hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những năm qua đã có nhiều bài viết và các công trình khoa học đề cập tới những khía cạnh khác nhau của vấn đề tài sản vợ chồng như: Chế độ tài sản của vợ chồng, xác định tài sản của vợ chồng, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hụn nhõn ở mức độ nhất định đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản của vợ chồng. Trong đó, một số tác giả đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng trong các hoạt động đa dạng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Có thể kể ra như: “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với hợp đồng dân sự do một bên thực hiện” (Nguyễn Hải An, Tạp chí toà án nhân dân số 12/2004), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” (Nguyễn Văn Cừ - Luận án Tiến sĩ Luật học, 2005), “Một số vấn đề về tài sản vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam” (Trần Đức Hoài, Luận văn thạc sĩ luật học, 2006), “Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh” (Bộ môn Luật hôn nhân và gia đình - Đề tài khoa học cấp trường, 2008), .
    Tuy nhiên vẫn chưa có một bài viết, một công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong nền kinh tế hiện nay. Đây thực sự là một đề tài mới mẻ mà cũng rất phức tạp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay.

    3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, luận văn đi sâu nghiên cứu nhằm xác định tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường khi vợ chồng tham gia vào những hình thức sản xuất kinh doanh khác nhau.
    Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng khi vợ, chồng tham gia một số lĩnh vực chủ yếu trong nền kinh tế hiện nay nh­ thị trường chứng khoán, kinh doanh bất động sản, thành lập các loại hình doanh nghiệp Từ đó tìm ra những điểm khiếm khuyết, bất cập của pháp luật hiện hành và đề xuất những phương án bổ sung hoàn thiện pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề này.

    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh luật. Ngoài ra, phương pháp thống kê và khảo sát thực tế cũng được sử dụng để hoàn thành đề tài.
    5. Những đóng góp mới của Luận văn
    - Xỏc định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay;
    - Nêu ý nghĩa pháp lý và thực tiễn của việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay;
    - Xác định rõ quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp như: Trường hợp vợ chồng đầu tư vào thị trường chứng khoán, trường hợp vợ chồng tham gia kinh doanh bất động sản và trường hợp vợ chồng thành lập một số loại hình doanh nghiệp;
    - Đưa ra một số phương hướng cụ thể hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

    6. Cơ cấu của luận văn:
    Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương sau:
    Chương 1: Cơ sở và ý nghĩa của việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
    Chương 2: Xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp cụ thể theo pháp luật hiện hành
    Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...