Tiểu Luận Cơ sở triết học vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người của xã hội. Công nghiệp hóa chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, tuỳ từng nước khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên không giống nhau cách thức tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại sẽ không giống nhau.
    Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là một nền đại công nghiệp. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải gắn với hiện đại hoá. Công nghiệp hoá ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Từ năm 1996, đất nước ta đã chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ thực sự thành công chừng nào thự hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Từ những lý do việc nghiên cứu vấn đề "Cơ sở triết học vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam" có ý nghĩa cấp thiết.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    I. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ QUÁ ĐỘ. 2
    1. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
    2. Nội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm trước mắt. 8
    a. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. 8
    b. Phát triển công nghiệp. 9
    c. Xây dựng kết cấu hạ tầng. 9
    d. Phát triển nhanh du lịch, các ngành du lịch. 9
    e. Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ. 10
    g. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại 10
    3. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thời kì quá độ. 10
    II. CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐƯỜNG LỐI ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM . 11
    1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất 11
    2. Cơ sở lí luận xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ ở Việt Nam 12
    KẾT LUẬN 15
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...