Luận Văn Cơ Sở Triết Học Của Đề Tài

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ Sở Triết Học Của Đề Tài


    LÝ DO THỰC TẾ
    Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi nội sinh, bức thiết của đất nước ta. Đây là một công việc hết sức mới mẻ, khó khăn và không ít thách thức. Xây dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể với một hệ thống tổ chức chặt chẽ và hệ thống chính sách thông thoáng cởi mở, một đội ngũ cán bộ giỏi, thạo việc là những điều kiện cần phải có để chúng ta đủ sức hội nhập.
    (Đảng Cộng sản Việt Nam)
    (VietNamNet) - Việc quay trở lại với quỹ đạo bình thường của mọi dân tộc trên nền tảng kinh tế thị trường chính là ý‎ nghĩa lớn lao của sự kiện gia nhập WTO. Nó giải thích vì sao cuộc hội nhập này được gọi là “cuộc hội nhập thứ hai” trong lịch sử dân tộc ta. Năm 2007 này chính là năm đầu tiên dân tộc Việt Nam bắt đầu bước vào một quỹ đạo mới cũng là bước vào một vận hội mới.
    Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trước bối cảnh lịch sử mới, chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Con đường phải vượt qua là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.
    Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế- chính trị thế giới đang trong quá trình cơ cấu lại một cách sâu sắc. So với nhiều nước trong khu vực, sự nghiệp phát triển của Việt Nam bị tụt hậu khá xa về kinh tế, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và có nguy cơ sẽ còn tụt hậu mạnh hơn nếu không có một đường lối, chiến lược thông minh và một quyết tâm cao. Để tránh tụt hậu, chắc chắn Việt Nam phải hội nhập vào cộng đồng thế giới, nhưng hội nhập thế nào, theo hướng nào, theo phương thức nào? tiếp thu cái gì là một vấn đề lựa chọn mang tính quyết định.
    Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Và Phát Triển - Những Mâu Thuẫn Và Giải Pháp
    PHẦN 2:Cơ Sở Triết Học Của Đề Tài
    1.LÝ LUẬN MÂU THUẪN TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT (mình viết)
    A.Quy luật các mặt đối lập
    B.Quan hệ các mặt đối lập(ko đối kháng)
    C. Ý nghĩa quy luật các mặt đối lập

    PHẦN 3: THỰC TRẠNG KT,XH VN KHI BƯỚC VÀO HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN1.THÀNH TỰU CHUNG
    Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng đúng lợi thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ cần cù. Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nằm ở vùng trung tâm của biển Thái Bình Dương, nơi hội tụ các luồng vận tải biển quốc tế, nơi giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu - Á, Mỹ - Á, Đại Dương - Á và Phi - Á. Mặt khác tài nguyên của nước ta rất đa dạng, phong phú và trữ lương ở dạng tiềm năng lớn. Do vậy xét trên tổng thể, nếu chúng ta vạch ra được một lộ trình hội nhập hợp lý và tổ chức thực hiện tốt lộ trình đó, tất yếu những lợi thế trên sẽ được phát huy tối đa giúp ta có thể vượt qua khó khăn để tạo ra năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh mới, để từ đó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
     
Đang tải...